Không bán tài nguyên thô

03/06/2010 00:59 GMT+7

* 90 tỉ USD xây dựng Hà Nội mới * Sửa Luật Khoáng sản phải khắc phục việc khai thác bừa bãi Mỗi người một ý nhưng đa số ĐB QH khi thảo luận tại tổ chiều 2.6 về dự luật Khoáng sản (sửa đổi) đều gặp nhau ở mong muốn chung: Việc điều chỉnh luật lần này sẽ khắc phục được tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi làm thất thoát, lãng phí tài nguyên đất nước. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã có ý kiến:

“Khi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái, cho tới bây giờ tôi vẫn cảm thấy không thành công khi quản lý các mỏ khai khoáng (vàng sa khoáng - PV). Hồi đó cũng nghĩ rằng, thôi thì cấp phép cho các mỏ nhỏ, nhưng sau một thời gian, đúng là toàn bộ khu mỏ đó như bãi bom. Chúng ta quy định khai thác xong thì phải lấp lại mặt bằng, hoàn thổ, nhưng ai làm? Tôi cho rằng sắp tới 2 dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng phải chú ý. Đất Tây Nguyên độ dày của nó là 6 - 7m, không có đá, đất là đất bazan, cực kỳ tốt, sau khi khai thác phải trả lại đất, trồng lại rừng để trở lại một vùng như cũ.

“Chúng ta quy định khai thác xong thì phải lấp lại mặt bằng, hoàn thổ, nhưng ai làm? Tôi cho rằng sắp tới 2 dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng phải chú ý. Đất Tây Nguyên độ dày của nó là 6 - 7m, không có đá, đất là đất bazan, cực kỳ tốt, sau khi khai thác phải trả lại đất, trồng lại rừng để trở lại một vùng như cũ”.

Trong quy định sắp tới của Luật Khoáng sản (sửa đổi), cần quy định thế nào để khi khai thác xong rồi, phải tiếp tục phát triển sản xuất được. Phải quy định là buộc phải trả lại tất cả các mặt bằng như cũ. Nguyên tắc ở các nước khi người ta khai thác mỏ là phải gạt lớp đất màu sang một chỗ, lấy mỏ xong rồi đưa lớp đất màu đó lấp trở lại tại chỗ cũ, trả lại mặt bằng có thể sản xuất, trồng trọt, sinh hoạt bình thường. Hôm nọ tôi đi Quảng Ninh xem lại các mỏ than, có nơi đã bắt đầu làm như thế nhưng chưa thật đồng bộ, những nơi làm được mà trồng cây thì cây mọc trở lại hết. Sửa luật phải quy định bắt buộc, chưa làm được hoàn thổ đất thì không cho làm, kể cả mỏ nhỏ.

Cơ chế của ta hiện nay trong cấp phép là xin - cho và đúng là những người nhận được mỏ chưa chắc đã là người làm. Cho nên sửa đổi Luật Khoáng sản lần này, là phải thiết lập cho được cách quản lý chặt chẽ, phải đảm bảo lợi ích cho địa phương; đời sống vật chất tinh thần của người dân địa phương, nơi có khoáng sản phải tốt hơn, cả về kinh tế và xã hội. Không có lý gì mà người ta đang yên lành, anh đến anh khai thác, mang tài nguyên đi, vùng đất của người ta thành vùng nghèo khổ.

Chúng ta cũng có cái hở, trước đây ta cho phép chủ tịch tỉnh cấp phép khai thác một số khoáng sản không nằm trong quy hoạch nên họ chia các mỏ lớn thành các mỏ nhỏ rồi cấp phép

Bộ trưởng TN-MT Phạm Khôi Nguyên

QH bàn về Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này, tôi cũng muốn đề nghị theo hướng để quản lý tốt nhất, khai thác sử dụng một cách hiệu quả nhất. Phải tránh bán tài nguyên thô. Nơi nào mà chưa tổ chức chế biến được thì chúng ta phải cân nhắc. Hoặc đã đưa công nghệ vào khai thác chế biến thì cũng phải đưa công nghệ tiên tiến. Bài học của Nghệ An ký với Nhật xuất khẩu đá trắng vẫn còn đó. Mình xuất đá khối, người ta mang nghiền thành bột, nhuộm hóa chất màu sắc khác nhau, cho ra sản phẩm mà giá trị tăng gấp 10 lần. Lúc đó tỉnh đề nghị điều chỉnh hợp đồng, bảo không bán đá cục nữa nhưng đối tác bảo chưa hết hợp đồng, mình đã ký với người ta mấy chục năm! Chúng ta vì trình độ, hiểu biết hạn chế nên bán rẻ tài nguyên. Luật sửa phải khắc phục được điều này”. 

Sửa Luật Khoáng sản phải khắc phục việc khai thác bừa bãi

ĐB Nguyễn Đức Hiền (Quảng Ngãi) cho rằng việc cần thiết hiện nay là “phải lên quy hoạch chung tổng thể khoáng sản tài nguyên trong cả nước để có đánh giá đúng mức về nguồn tài nguyên này của đất nước, hạn chế tình trạng phát hiện chỗ nào đào chỗ ấy”.

Đề nghị trên của ĐB Hiền xuất phát từ thực tế số DN được cấp phép trong gần 10 năm qua đã tăng đến chóng mặt: năm 2000 chỉ có 427 DN hoạt động khai thác khoáng sản, giờ đã lên tới hơn 1.500 DN, thế nhưng hiệu quả từ việc cấp phép cho các DN khai khoáng nói trên lại chưa được mổ xẻ, đánh giá.

Phó trưởng đoàn ĐB QH Tiền Giang Trần Văn Tấn cũng cho rằng, việc sửa Luật Khoáng sản phải giải quyết cho được 3 vấn đề: khắc phục tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi, tràn lan; hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản thô, và phải bảo vệ được môi trường.

Lo ngại quy định đấu giá còn kẽ hở

 

ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội) phát biểu trong phiên thảo luận tổ chiều hôm qua ảnh: L.Q.P

Tán thành quy định tổ chức đấu giá quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản như dự luật, song ĐB Trần Văn (Cà Mau) vẫn không giấu được “băn khoăn” khi cho rằng, đấu giá quyền thăm dò và quyền khai thác khoáng sản là chuyển từ sở hữu của Nhà nước sang sở hữu của các tổ chức, cá nhân nhưng khi thực hiện thành công việc đấu giá quyền khai thác thì Nhà nước sẽ can thiệp vào đây thế nào? Trong quá trình khai thác có thể sản lượng tăng lên, Nhà nước sẽ xử lý ra sao? Vì theo ĐB Văn, có những trường hợp khi thăm dò, người thăm dò phát hiện ra mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn nhưng báo cáo không đúng thực tế, báo cáo ít đi để hưởng lợi khi tham gia khai thác. “Thực sự là không rõ, tôi rất lo ngại”, ông Văn nhấn mạnh.

ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng cho biết: chưa yên tâm về quy định chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như quy định của dự luật vì lo ngại có sự thông đồng móc ngoặc, đấu giá thấp sau đó chuyển nhượng với giá cao. Vì vậy, ông Thuyết đề nghị “cần quy định rõ bao lâu sau thời gian cấp phép thì được chuyển nhượng và nếu lợi nhuận từ việc chuyển nhượng cao hơn 10% thì có phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thế nào không?”.

Siết chặt hơn việc phân cấp quản lý khoáng sản

Liên quan đến chuyện phân cấp thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản, Bộ trưởng Bộ TN-MT Phạm Khôi Nguyên lý giải: Vừa rồi có chuyện trong cả nước có đến 3.800 giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, là vì ta sốt ruột, muốn phát triển nhanh, nguồn thu nhiều. Mặt khác, chúng ta cũng có cái hở, trước đây ta cho phép chủ tịch tỉnh cấp phép khai thác một số khoáng sản không nằm trong quy hoạch nên họ chia các mỏ lớn thành các mỏ nhỏ rồi cấp phép. Có những khoáng sản tưởng không giá trị nhưng lại cho lợi nhuận lớn và báo động nguy cơ chảy máu, ví dụ như hạt cát. “Xuất khẩu cát bây giờ là ngon nhất, có bao nhiêu nước ngoài mua hết, nếu không có cách ngăn chặn, việc xuất khẩu cát có thể làm VN mất một hòn đảo 15 km vuông mỗi năm”, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh.

Theo ông Nguyên, việc phân cấp quản lý khoáng sản trong tương lai sẽ quản lý chặt hơn. “Trong 10 năm vừa rồi, bộ chúng tôi mới cấp gần 100 giấy phép khai khoáng, nhưng chỉ trong 3 năm qua, các địa phương đã cấp đến gần 4.000 giấy phép thì đó là điều không ổn. Tôi hứa là khi luật này đi vào cuộc sống thì trong vòng 6 tháng đến 1 năm, sẽ phải công bố phân cấp quản lý khoáng sản cho các địa phương. Nếu quản lý tốt, thì các chuyên gia nói với tôi rằng, trong khoảng 5 năm tới, đóng góp của khoáng sản cho ngân sách ít nhất cũng bằng đóng góp của ngành dầu khí bây giờ”, ông cam kết.

Nguyệt Minh - Xuân Toàn - Quang Phổ

Sửa đổi một số điều của Hiến pháp 1992

Theo đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 sẽ gồm 22 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết thuộc chương trình chính thức (thông qua 12 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 10 dự án luật); 12 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết thuộc chương trình chuẩn bị.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và làm căn cứ cho việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, UBTVQH đề nghị QH cho phép tiến hành việc tổng kết thi hành các quy định của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các quy định của Hiến pháp năm 1992 ngay trong năm 2010; bổ sung vào chương trình chuẩn bị năm 2011 dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 nhằm tạo cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sau khi có chủ trương của BCH Trung ương và việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. 

Nguyệt Minh (ghi)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.