Theo Bloomberg, số liệu trên được hai quan chức giấu tên thạo hoạt động tính toán số liệu của chính phủ Nga tiết lộ.
Khả năng Nga có thể hợp tác với OPEC, giảm dư cung toàn cầu giúp giá dầu thế giới tăng từ 27 USD/thùng hồi tháng 1 lên trung bình 44 USD/thùng trong cả năm nay. Mức tăng trên cộng với sản lượng dầu thô Nga đi lên giúp nguồn thu chính phủ tăng từ 400 đến 700 tỉ rúp Nga.
Con số cho thấy sự khích lệ dành cho Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, trong việc tiếp tục theo đuổi đàm phán hạn ngạch với các nhà sản xuất lớn, ngay cả sau khi những đợt đàm phán ban đầu thất bại hồi tháng 4. Động thái này ngăn các nhà đầu tư các loại hàng hóa khỏi việc thử xem giá dầu có thể xuống thấp đến mức nào bằng cách bán tháo, theo Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak.
Hiện nỗ lực đặt trần sản lượng thứ hai đang được tiến hành. Nỗ lực lần này được hậu thuẫn bởi lời hứa giảm hạn ngạch của OPEC, vốn sẽ hiện thực hóa trong buổi họp ở Vienna (Áo) ngày 30.11 tới đây.
Khoảng 40% doanh thu chính phủ Nga đến từ dầu mỏ và khí đốt. Những “đồng đô la dầu thô” giảm mạnh sau khi giá dầu chạm đáy 12 năm trong tháng 1. Giữa năm thứ hai của đợt suy thoái, thâm hụt ngân sách Nga tăng đến mức lớn nhất trong sáu năm vì nước này rút bớt dự trữ ngoại hối và bán tài sản để có thêm tiền mặt.
tin liên quan
OPEC chưa thống nhất cách giảm sản lượngQuan chức các nước thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa nhóm họp hôm 28.10 nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận cắt giảm nguồn cung sau nhiều giờ đàm phán.
Hồi tháng 10, sản lượng dầu Nga đạt mức cao kỷ lục thời hậu Xô Viết là 11,2 triệu thùng/ngày so với chỉ 10,9 triệu thùng/ngày trong tháng 1. Bộ trưởng Năng lượng Novak cho hay Nga sẵn sàng hạn chế hạn ngạch nếu OPEC đưa ra quyết định giảm sản lượng trong tháng này, song sẽ ưu ái cho khả năng đóng băng hạn ngạch ở mức hiện hành hơn là giảm sản xuất.
Bình luận (0)