TNO

Nga kỷ niệm 15 năm thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk

12/08/2015 17:08 GMT+7

(Tin Nóng) Ngày 12.8.2015, Nga kỷ niệm 15 năm ngày xảy ra thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk khi đang tập trận trên biển Barents, làm tất cả 118 thuỷ thủ và sĩ quan thiệt mạng.

(Tin Nóng) Ngày 12.8.2015, Nga kỷ niệm 15 năm ngày xảy ra thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk khi đang tập trận trên biển Barents, làm tất cả 118 thuỷ thủ và sĩ quan thiệt mạng.

Nga kỷ niệm 15 năm thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk - ảnh 1
Ảnh tư liệu tàu ngầm hạt nhân Kursk (K-141) của Hạm đội Phương Bắc (Nga) - Ảnh: AFP

Theo Đài truyền hình quân đội Nga, có ý kiến đề nghị nên giải mật tất cả tài liệu về thảm kịch này thay vì đợi đến 30 năm như luật định.

Ngày 12.8.2000, tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ hạt nhân Kursk (K-141, thuộc Dự án 949A, lớp tàu Antey, NATO gọi là Oscar) tham gia tập trận trên biển Barents. Đây là con tàu đồ sộ, dài 154 m, ngang 18,5 m, lượng choán nước 24.000 tấn được đưa vào hoạt động từ năm 1994, tức còn rất mới. Tàu có tốc độ tối đa 59 km/giờ khi lặn, lặn sâu 300 - 500 m, vũ trang 24 tên lửa diệt hạm P-700 Granit trong 24 ống phóng thẳng đứng, 4 ống phóng ngư lôi 533 mm và 2 ống phóng ngư lôi 650 mm ở mũi tàu.

Ngày 10.8.2000, tàu ngầm Kursk di chuyển đến khu vực gần bán đảo Kola, chuẩn bị cuộc tập trận của Hạm đội Phương Bắc. Sáng 12.8.2000, tàu ngầm Kursk theo kịch bản sẽ tấn công bằng thuỷ lôi và tên lửa hành trình Granit vào nhóm tàu gồm tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và soái hạm Peter Đại đế.

Lúc 9 giờ 40 sáng 12.8.2000, tàu ngầm Kursk đã ở tư thế sẵn sàng, và từ 11 giờ 40 đến 13 giờ 40 là thực tập tấn công tàu sân bay.

Tuy nhiên chờ mãi chẳng thấy vụ phóng ngư lôi nào xảy ra, và liên lạc điện thoại cũng không được (theo quy định tàu Kursk phải liên lạc điện thoại lúc 17 giờ 30). Sau 11 giờ, các tàu và máy bay của Hạm đội đổ xô đi tìm kiếm. Phải đến ngày hôm sau 13.8.2000, máy định vị thuỷ âm trên tàu Peter Đại đế mới phát hiện tàu ngầm Kursk chìm ở độ sâu 108 m nước ngay vị trí chuẩn bị tập trận ban đầu.

Sau đó phía Nga đã tổ chức cuộc chạy đua cứu hộ, và sau này nhờ đến lực lượng cứu hộ từ Na Uy.

Ngày 19.8.2000, đội cứu hộ Na Uy đến, và ngày 21.8.2000 thợ lặn Na Uy vào được bên trong tàu, phát hiện tất cả 9 khoang của tàu ngầm đều ngập nước, toàn bộ thuỷ thủ và sĩ quan đều đã chết.

Các kết luận sau này được đưa ra cho biết một quả ngư lôi B-37 đã phát nổ tại khoang ngư lôi của tàu Kursk, và sau đó kéo theo vụ nổ thứ 2, làm hư hại phần đầu của tàu, khiến tàu bị chìm. Ngư lôi nổ do rò rỉ khí hydro trong thành phần nhiên liệu.

Đến tháng 10.2001, xác tàu ngầm Kursk được nhóm trục vớt Nga và quốc tế đưa lên mặt nước.

Tổng thống Nga lúc đó là Vladimir Putin đã truy tặng huân chương dũng cảm cho các thành viên tàu ngầm Kursk, thuyền trưởng được truy tặng Anh hùng Liên bang Nga.

Nga kỷ niệm 15 năm thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk - ảnh 2
Tàu Peter Đại đế (trái) tham gia dò tìm tàu ngầm Kursk - Ảnh: RIA
Nga kỷ niệm 15 năm thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk - ảnh 3
Xác tàu ngầm Kursk khi được trục vớt năm 2001 - Ảnh: Hải quân Nga
Nga kỷ niệm 15 năm thảm kịch chìm tàu ngầm hạt nhân Kursk - ảnh 4
Tàu ngầm Kursk khi còn hoạt động - Ảnh: TASS

Tin Nóng

>> Chuyện về kíp quân nhân tàu ngầm Nga sang Cam Ranh huấn luyện
>> Tàu ngầm Kilo Nga phóng tên lửa diệt mục tiêu đất liền thành công
>> Giải mật chiếc tàu ngầm Nga chìm ở Thụy Điển 99 năm trước
>> Xem tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới của Hải quân Nga
>> Ảnh mới nhất về tàu ngầm Đà Nẵng tại Nga
>> Nga - Ấn hợp tác xây cơ sở sửa chữa tàu ngầm Kilo
>> Nga phục hồi hoạt động tàu ngầm mini Cá hổ thời Liên Xô?
>> Nga giúp Việt Nam hiện đại hoá căn cứ Cam Ranh
>> Căn cứ tàu ngầm bí mật dưới lòng đất của Liên Xô ở Crimea
>> Ấn Độ kết luận vụ tàu ngầm Kilo cháy nổ năm 2013 là tai nạn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.