Sau khi được đưa vào bệnh viện địa phương, bác sĩ đặt nội khí quản rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vào chiều 6.5. Tại đây, các bác sĩ đã tập trung để cấp cứu cho bé, từ ép tim đến chuẩn bị dụng cụ y tế và thuốc cấp cứu trợ tim mạch...
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết sau 2 ngày chống phù não tích cực, phủ kháng sinh trị viêm phổi hít, thở máy hỗ trợ, bé tạm thoát cơn nguy kịch. Tuy nhiên, các bác sĩ lo lắng bé có thể gặp phải tổn thương não về sau và chưa thể tiên lượng chính xác được.
Bé gái được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố |
bvcc |
Theo bác sĩ Vũ, 70% trẻ đuối nước diễn ra vào bất kỳ mùa nào, có thể không liên quan việc tắm biển, tắm sông... Các biện pháp để dự phòng tránh đuối nước ở trẻ trong độ tuổi này là để mắt trông coi trẻ kỹ, rào kín lại ao, bể, bể bơi, luôn để trẻ trong tầm tay với của mình, không cho trẻ vào nhà tắm một mình. Trong trường hợp cần dùng phao cho trẻ thì nên mặc áo phao, không dùng thân chuối, lốp xe, can nước... làm "phao" cho trẻ.
"Với bé từ 4 tuổi trở lên, bố mẹ nên cho bé đi học bơi. Trẻ ở độ tuổi này đã đủ khả năng nhận thức để tham gia các lớp học kỹ năng bơi sinh tồn, đảm bảo an toàn khi xuống nước", bác sĩ Phương Vũ khuyến cáo.
Bình luận (0)