Ngân hàng Nhà nước đã biết trước nhược điểm của tiền polymer

08/10/2006 23:02 GMT+7

* Phát hiện 2 tờ tiền polymer 100.000 đồng có kích thước không đúng chuẩn * Dùng mực in tiền cotton để in tiền polymer? Năm 1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) bắt đầu có những nghiên cứu về việc sử dụng vật liệu và công nghệ mới cho in tiền. Sau đó, vật liệu và công nghệ in tiền polymer được chọn bởi theo ông Lê Đức Thúy, Thống đốc NHNN: "Đây là tiến bộ công nghệ trong hoạt động in, đúc tiền". Thế nhưng...

Biết trước hạn chế của tiền polymer

Không giống như những công bố của Thống đốc Lê Đức Thúy về công nghệ in, đúc tiền tiên tiến, hầu hết các nước phát triển với các đồng tiền mạnh và hay bị làm giả nhất thế giới như Mỹ (đồng USD), Liên minh châu u (đồng euro) đều không sử dụng công nghệ in tiền polymer. Cuối năm 2001, trong chuyến học tập và khảo sát nghiệp vụ tại Ngân hàng Quốc gia Pháp, đoàn công tác của NHNN đã có một văn bản quan trọng trình Thống đốc NHNN về vấn đề tiền polymer, trong đó viết: "Ngoài việc hướng dẫn cho đoàn về nghiệp vụ chống giả của đồng tiền trên giấy in tiền truyền thống (giấy cotton), phía bạn còn cho biết thêm lý do tại sao Ngân hàng châu u không sử dụng đồng tiền euro bằng polymer". Báo cáo nêu các lý do sau:

Phát hiện 2 tờ tiền polymer 100.000 đồng có kích thước không đúng chuẩn

Chiều 8.10, ông Đàm Ngoặc Danh (ngụ tại 151 Đỗ Năng Tế, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) phản ánh đến Báo Thanh Niên có 2 tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng có kích thước khác nhau. Vợ ông Đàm Ngoặc Danh bán ở chợ An Lạc và 2 tờ tiền này nhận từ khách hàng. Lúc đầu không để ý, ông xếp 100 tờ tiền polymer 100.000 đồng bó thành xấp thì thấy 2 tờ này không được ngay. Ông Danh đã lấy 2 tờ tiền này ra sử dụng và người bán hàng phát hiện 2 tờ tiền của ông Danh có kích thước không giống các tờ tiền polymer 100.000 đồng khác nên không nhận. Ông Danh đã đem đi thử thì thấy là tiền thật 100%. Nhưng một tờ tiền polymer 100.000 đồng có số sê-ri FP 04468873 có kích thước là 144mm x 66mm; còn tờ có số sê-ri OH 04070437 lại có kích thước 145mm x 65mm. Trong khi đó, theo kỹ thuật đặc trưng của đồng tiền Việt Nam do NHNN Việt Nam công bố, tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng có kích thước là 144mm x 65mm. Ngoài ra, chữ "NGHĨA" trong dãy chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" trên tờ tiền có số sê-ri OH 04070437 bị bay mực nên rất mờ (tờ tiền vẫn còn khá tốt, các hoa văn trên tờ tiền vẫn rõ nét).

Thanh Xuân

"Hiện nay trên thế giới có hai nước đã sử dụng đồng tiền này là Úc (nước đầu tiên in tiền polymer - PV) và New Zealand. Ngoài ra, có hai nước đã in thử một mệnh giá là Thái Lan và Brazil. Thái Lan sau khi in thử mệnh giá 50 bạt đưa ra lưu hành nhưng sau đó đã đình chỉ lưu hành, thu hồi về. Brazil cũng in thử một mệnh giá nhưng khi in có sự cố nên cuối cùng phải đình chỉ. Các chuyên gia chống giả của Ngân hàng Quốc gia Pháp cho rằng, đồng tiền polymer ít nước sử dụng vì có một số tồn tại sau:

- Hạn chế khả năng cài đặt một số yếu tố chống giả như: không làm được yếu tố bóng chìm định vị; ô cửa sổ trong để lồng chân dung không có bóng chìm định vị được; không làm được sợi phản quang; không làm được sợi dây bảo hiểm (dây an toàn).

- Không có độ giòn và tiếng kêu giòn của tờ bạc.

- Giấy polymer để in tiền rất phổ thông trên thị trường, không ngấm mực khi in nên độ giữ mực khi đồng tiền lưu thông kém.

- Dễ biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

- Tuyển chọn qua máy đa chức năng rất khó phân biệt tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông".

Vào thời điểm mà đoàn khảo sát nghiệp vụ phát hành và kho quỹ trình báo cáo này, dự án in tiền polymer cũng đã tiến được những bước rất dài. Ngày 27.11.2003, NHNN tổ chức họp báo công bố chính thức việc phát hành tiền polymer. Ngày 17.12.2003, những đồng tiền polymer đầu tiên chính thức được lưu hành trên thị trường.

Vì sao NHNN vẫn chọn polymer?

Dùng mực in tiền cotton để in tiền polymer?

Một nguồn tin từ Nhà máy in tiền quốc gia cho biết, đơn vị này đã sử dụng mực chuyên dùng in tiền trên giấy cotton trộn với mực chuyên dùng in tiền trên giấy polymer để in tiền polymer. Vị chuyên gia này nhận định: "Đây có thể là một lý do khiến cho chất lượng in tiền polymer bị giảm sút". Chuyên gia này cho biết thêm, khi bị chà xát ở phần in lõm, đồng tiền polymer của nước ngoài cũng bị phai mực nhưng bị phai ít hơn so với tiền polymer của Việt Nam.

Giải thích lý do vì sao các nước tiên tiến "chê" công nghệ in tiền polymer nhưng Việt Nam lại "thích", ông Nguyễn Văn Toản - Phó cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ NHNN cho biết: "Việc xem xét các nước sử dụng loại tiền gì chỉ mang tính chất tham khảo, bởi mỗi nước có những điều kiện khác nhau. Chẳng hạn, Mỹ, EU đang có rất nhiều hãng sản xuất giấy in tiền, trong khi đó Việt Nam dù sử dụng giấy cotton hay giấy nền polymer cũng phải nhập khẩu. Mặt khác, nếu so sánh tiền giả loại 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng cotton của Việt Nam với tiền giả đồng euro thì mức độ tiền giả của Việt Nam là lớn hơn. Do vậy, vấn đề cơ bản cần quan tâm là mục tiêu của chủ trương phát hành tiền mới vừa qua của Chính phủ có đạt được hay không. Khi công bố phát hành tiền polymer, NHNN đã giải thích cụ thể mục tiêu của chủ trương phát hành tiền mới là nhằm đảm bảo tính đồng bộ của bộ tiền, nâng cao khả năng chống giả và độ bền, sạch của đồng tiền trong lưu thông. Đây là mục tiêu tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đồng tiền trong lưu thông".

Ông Toản cho biết thêm: "Thực tế qua lưu thông cũng như kết quả phân tích của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, tiền polymer sạch hơn tiền cotton (mức độ nhiễm khuẩn của tiền polymer thấp hơn 15.000 lần so với tiền cotton). Về độ bền, qua phân tích của các cơ quan chức năng cũng như thực tế sau gần 3 năm lưu thông, bước đầu có thể đánh giá, độ bền của tiền polymer cao hơn nhiều lần so với tiền cotton nên tiết kiệm được chi phí phát hành tiền trong dài hạn".

Tuy nhiên, mục tiêu chống giả cũng như các yếu tố có liên quan đến dư luận xã hội về tiền polymer (như chất lượng in tiền polymer, tính thống nhất và quy chuẩn trong thiết kế tiền...) thì không được ông Toản cũng như các quan chức khác của NHNN giải thích một cách trôi chảy và thuyết phục như yếu tố "sạch hơn và bền hơn" của tiền polymer.

H.L

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.