Lần này, những người quan sát thiên văn tại Đông Á và các nước dọc theo khu vực châu Mỹ có thể chứng kiến sự kiện trên, trong khi các cư dân tại châu u và châu Phi sẽ không thấy được hiện tượng này. Theo NASA, điểm quan sát lý tưởng nhất sẽ là vùng đảo Polynesia thuộc Pháp ở châu Đại Dương. NASA cho hay khi nguyệt thực xảy ra, mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ chói hoặc màu cam. Thông thường, hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra theo chu kỳ vài năm, nhưng năm nay cư dân trái đất được 2 lần chứng kiến hiện tượng trên.
Tối qua 26.8, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Vinh, giảng viên bộ môn Thiên văn đại cương (khoa Lý, Đại học Sư phạm Hà Nội), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam cũng xác nhận, nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 28.8 tới, bắt đầu từ 14 giờ 53 phút 39 giây, kết thúc lúc 18 giờ 22 phút 24 giây, và đạt cực đại lúc 17 giờ 37 phút 22 giây (theo giờ Việt Nam). Hawaii (Mỹ), Úc, New Zealand sẽ quan sát rõ nhất nguyệt thực toàn phần. Một số khu vực của Mỹ, Canada cũng sẽ quan sát thấy nguyệt thực toàn phần. Việt Nam chỉ có một số vùng, đặc biệt là các đảo ở phía đông có thể quan sát thấy hiện tượng tự nhiên kỳ thú này. Những nơi còn lại của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á chỉ thấy được khi Mặt trăng bắt đầu rời xa bóng của Trái đất.
T.M - Quang Duẩn
Bình luận (0)