Đèn mổ dã chiến, dây máy thở thay dây dẫn lưu
Ngay ngày đầu năm 2015, ngày 1.1.2015, anh Lê Công Thụ (35 tuổi, xã Triệu Trạch, H.Triệu Phong, Quảng Trị) vừa nhận công tác được 3 tháng trên đảo Cồn Cỏ thì chẳng may bị đau ruột thừa. Đồng đội đưa anh Thụ cấp cứu tại Bệnh xá Cồn Cỏ.
“Trưa hôm đó nhận được tin có ca đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ, đau dưới vùng rốn thượng vị dạ dày, chúng tôi chẩn đoán viêm ruột thừa. Nhưng thời tiết rất xấu, sương mù nhiều nên máy bay không hạ cạnh được, rồi biển động nên tàu lớn cao tốc cũng không thể chuyển bệnh nhân về đất liền. Báo về Ban quân y - Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị nắm tình hình, sau đó chúng tôi chuẩn bị và thực hiện ca mổ ngay trong buổi chiều”, bác sĩ Nguyễn Quốc Hoạt (50 tuổi, Quảng Trị), người thực hiện ca mổ, nhớ lại.
tin liên quan
Những thầy thuốc ở Trường SaHọ là những người thầy thuốc đặc biệt - những bác sĩ mặc áo lính, vừa làm nhiệm vụ phục vụ bộ đội ở quần đảo Trường Sa; vừa cấp cứu, điều trị cho ngư dân đang hành nghề trên biển.
Ở thời điểm năm 2015, nơi đây chỉ là Bệnh xá thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), gồm 4 y, bác sĩ nên điều kiện cũng như trang thiết bị y tế rất thô sơ, chỉ đủ dùng cho tiểu phẫu. “Chúng tôi chuẩn bị mổ trong điều kiện thiếu thốn. Lúc ấy không có dây dẫn lưu nên phải tận dụng dây máy thở thay thế, vì không phải phòng vô trùng nên chiều đó mọi người cố lau dọn sạch sẽ...” bác sĩ Hoạt kể lại.
Là bác sĩ chính trong ê kíp mổ, nên bác sĩ Hoạt vẫn nhớ như in hôm ấy: “Sau khi chuẩn bị cả buổi chiều, 16 giờ 45 phút bệnh nhân lên bàn mổ; 18 giờ 45 phút mới hoàn thành ê kíp mổ. Trong suốt thời gian đó, vừa phải lo mổ cho chuẩn nghiệp vụ trong hoàn cảnh dụng cụ y tế thiếu thốn, vừa phải trấn an và xốc lại tinh thần anh em, cứ bình tĩnh và tiếp tục hỗ trợ, ngay cả chính tôi nghĩ lại vẫn không tin nổi”.
Trả lời cho sự mạnh dạn quyết định mổ trong môi trường không được vô trùng, dụng cụ y tế còn thiếu, bác sĩ Hoạt nói với chúng tôi như đó là sứ mệnh của những tấm lòng lương y: “Không còn cách nào khác, mình cứu người bằng cả tấm lòng, trời cũng sẽ không phụ lòng người”. Ca mổ thành công ngoài sự mong đợi. Hai ngày sau, Bộ Quốc phòng cho trực thăng ra đảo để đưa bệnh nhân về đất liền, tiếp tục chữa trị.
|
"Bác sĩ là người cha thứ hai"
Tuy đơn sơ chỉ vài dụng cụ y tế, chiếc bàn mổ, đèn mổ dã chiến, không có đèn điều hòa sưởi ấm, ủ ấm... nhưng với sự phối hợp góp sức của 3 y sĩ phụ, cùng sự chỉ đạo qua điện thoại của bác sĩ quân y trong đất liền, cuối cùng ca mổ cũng đã thành công, anh Thụ được cứu sống.
“Hôm ấy đau quá nên tôi cũng không biết gì, chỉ biết một điều bác Hoạt đã cứu mình. Ba là người sinh ra mình, bác Hoạt cứu mạng nên tôi xem bác như người ba thứ 2”, anh Thụ cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó giám đốc Trung tâm Y tế quân dân huyện đảo Cồn Cỏ, nhớ lại : “Đã từng có ca cấp cứu viêm ruột thừa, nhưng được các bác sĩ của Bệnh viện Quân y 268 (Thừa Thiên Huế) ra tăng cường cho đảo. Nhưng khi đó, đấy là lần đầu tiên chúng tôi tự phẫu thuật lớn và trong điều kiện gây mê hồi sức không có. Vì vậy áp lực tâm lý rất lớn. Nhưng cuối cùng cũng hoàn thành nhiệm vụ. Đó như là động lực cho y, bác sĩ nơi đây tiếp tục 'chiến đấu' trong những năm tháng về sau”.
Trung tâm y tế quân dân huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), trước đây chỉ là Bệnh xá của Bộ chỉ huy quân sự huyện đảo Cồn Cỏ. Tháng 4.2016, có quyêt định thông báo thành lập, và đi vào hoạt động tháng 7.2016 gồm 7 y, bác sĩ và phục vụ công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho lực lượng quân dân trên huyện đảo Cồn Cỏ. Trong năm 2016, khám 120 bệnh nhân, chuyển tuyến 8 bệnh nhân, có 2 trường hợp xử lý cấp cứu.
|
tin liên quan
Bí thư Đinh La Thăng: TP.HCM quyết tâm có giải Nobel y họcBí thư Đinh La Thăng cho hay TP.HCM có tiềm lực, có đội ngũ y bác sĩ giỏi và khẳng định sẽ lập tổ chuyên gia đưa giải Nobel y học về cho TP.
Bình luận (0)