(TNO) Trong đợt 1 tuyển sinh vào Trường đại học An Giang các cán bộ và giám thị coi thi ở Hội đồng thi (HĐT) Trường đại học An Giang xúc động với nghị lực phi thường của thí sinh (TS) bị cụt hai tay.
>> Nghị lực phi thường của cậu bé không tay
>> Nghị lực của thí sinh nhiễm chất độc da cam
>> Ước mơ vào đại học của thí sinh mắc bệnh xương thủy tinh
>> Thương hai chị em mồ côi đưa nhau đi thi đại học
>> Một thí sinh bị bệnh hiểm nghèo trước ngày thi đại học
>> Đi thi đại học bằng xe… thiết giáp
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc - Kỳ 2
Đó là TS Nguyễn Minh Trí (22 tuổi, ngụ xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú, An Giang) dự thi ngành công nghệ sinh học, khối A, Trường đại học An Giang.
Do trường hợp của Trí khá đặc biệt, dùng đôi chân kẹp bút viết nên các giám thị đã bố trí 2 ghế để Trí làm bài thi. Một ghế Trí ngồi, còn ghế kia Trí để bài thi lên để làm.
|
Được biết, Trí bị tật nguyền từ lúc nhỏ nhưng rất ham học. Trí tự rèn luyện đôi chân thay đôi tay cầm viết, cầm nắm mọi thứ.
Từ lúc học tiểu học cho đến lúc học cấp 3, Trí đã biết nuôi ếch, nuôi lươn, bắt ốc... kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, Trí thi đỗ với số điểm 41.
Mang nạng đi thi Mặc dù đi lại khó khăn nhưng TS Hồ Thị Quyết (19 tuổi, trú tại thôn 9, xã Quảng Công, Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế, thi tại HĐT Trường ĐH Sư phạm Huế) vẫn quyết tâm lên thành phố tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học với chiếc nạng gỗ Hồi 1 tuổi, Quyết bị sốc thuốc nên bị teo chân phải. Từ đó, mọi di chuyển của TS này đều dựa vào chân trái và chiếc nạng gỗ.
Sinh ra tại một làng biển nghèo, gia đình gồm 7 anh em, đa số đang mưu sinh tại TP.HCM, ba mẹ đã già nên Quyết được chị họ dẫn lên thành phố thi. Tình nguyện viên tiếp sức mùa thi đã hướng dẫn Quyết về chùa Từ Lâm (số 27, đường Trần Thái Tông) ăn ở miễn phí. Hai ngày thi vừa qua, Quyết được tình nguyện viên Ngô Đức Khoa, sinh viên Trường ĐH Khoa học Huế, đưa đón. “Năm nay, em thi khối A với mục đích đậu vào ngành dược của Trường CĐ Y tế Thừa Thiên-Huế. Gia đình em không có ai được học đến nơi đến chốn vì nghèo nên ba mẹ luôn hy vọng em sẽ được học hành, ra trường làm việc để em có cuộc sống đỡ khổ hơn. Em làm bài thi cũng được, hy vọng sẽ có kết quả tốt để ba mẹ vui”, Quyết chia sẻ. Tuyết Khoa |
Thanh Dũng
Bình luận (0)