Trong đó, khi chất vấn Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN) Hồ Đức Phớc về việc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm về tài chính công, tài sản công, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (TP.Đà Nẵng) dẫn chứng, năm 2017, KTNN đã ban hành 269 báo cáo kiểm toán, kiến nghị xử lý tài chính 97.189,2 tỉ đồng nhưng chỉ chuyển 4 vụ sang cơ quan điều tra. “Dư luận cho rằng, có hiện tượng móc ngoặc chia nhau tiền vi phạm để khỏi bị chuyển cơ quan điều tra. Quan điểm của tổng kiểm toán về dư luận trên như thế nào?”, ĐB TP.Đà Nẵng nêu câu hỏi.
tin liên quan
Tranh luận nảy lửa về nhận định làm 'dậy sóng lực lượng công an' Trả lời ĐB Thúy, ông Phớc cho hay năm 2017, KTNN đã chuyển cho cơ quan điều tra 4 vụ và 12 hồ sơ cho các cơ quan khác xử lý theo pháp luật, tổng cộng là 16 vụ chứ không chỉ có 4 vụ như ĐB Thúy nêu. KTNN đã có nhiều kiến nghị để bịt lỗ hổng chính sách. Về vấn đề móc ngoặc chia nhau tiền vi phạm để khỏi bị kiểm toán chuyển cho cơ quan điều tra, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, ông Phớc khẳng định KTNN đã tăng cường quản lý, kiểm soát nội bộ.
Liên quan nội dung phòng chống tội phạm, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) đã tranh luận với ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về nhận định vi phạm của cơ quan điều tra công an là “rất khủng khiếp” mà ông Nhưỡng đưa ra.
Ngày 31.10, chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm, ĐB Nhưỡng dẫn ra tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát nhân dân 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%...
Đến sáng qua, ông Cầu cho biết nhận định của ĐB Lưu Bình Nhưỡng “làm dậy sóng lực lượng công an” và sau khi kiểm tra lại thì số liệu được ĐB Nhưỡng đưa ra là hoàn toàn không chính xác.
tin liên quan
Lắng nghe ý kiến của nhân dân“Theo báo cáo của Viện Kiểm sát thì số tin báo tố giác tội phạm kiến nghị khởi tố không thụ lý theo quy định của pháp luật là 87/120.142, số tin báo giải quyết quá hạn là 3.368/120.142. Tôi chia ra chỉ 2,8% chứ không phải như ông Nhưỡng đưa ra”, ĐB Cầu nói và đề nghị ĐB Nhưỡng nói rõ lại vấn đề này.
Tuy nhiên, ĐB Lưu Bình Nhưỡng khẳng định số liệu ông cung cấp là do ông tính toán từ phụ lục báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Sau giờ giải lao, ĐB Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục nêu lại vấn đề, và cho biết trong giờ giải lao đã gặp và trao đổi với ĐB Nhưỡng và phát hiện ĐB Nhưỡng nhầm lẫn trong cách tính toán.
“Trong 120.142 đơn mà cơ quan tố tụng đã thụ lý thì có 87 đơn là chưa thụ lý, trong 87 đơn này thì có 82 đơn là công an chưa thụ lý, ĐB Lưu Bình Nhưỡng lấy 82 chia cho 87 thành 94%. Tiếp theo đến đoạn giải quyết quá hạn là 3.368, trong đó công an có 3.360, ĐB Lưu Bình Nhưỡng lấy 3.360 chia cho 3.368 bằng 99,7%”, ông Cầu nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga là người kết thúc cuộc tranh luận khi cho biết trong báo cáo mà ủy ban này gửi tới QH, tỷ lệ giải quyết tố giác tin báo đạt 87,2%, so với chỉ tiêu của QH, còn 2,8% nữa mới đạt yêu cầu. Còn số tin báo giải quyết quá hạn, Ủy ban Tư pháp đã tính toán thì năm qua có 3.368 tin báo tố giác quá hạn chiếm 2,8% trên tổng số tin báo.
Cuộc sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ
Phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong 3 ngày chất vấn đã có 135 ĐB chất vấn, 77 lượt ĐB tranh luận. Theo bà Ngân, phiên chất vấn có thể coi như là cuộc sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ đối với việc thực hiện các nghị quyết của QH về giám sát chuyên đề và chất vấn, thể hiện thái độ trách nhiệm của QH trong việc giám sát đến cùng đối với những quyết định của QH về những vấn đề quan trọng của đất nước, vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm. “QH ghi nhận sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, của các ngành trong việc trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của ĐBQH”, bà Ngân nói
|
Bình luận (0)