Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc vào điều trị

31/03/2014 15:30 GMT+7

(TNO) Tính đến nay, cả nước đã có 32 đơn vị nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh.

(TNO) Tính đến nay, cả nước đã có 32 đơn vị nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh.

>> Ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị liệt tủy sống

 Tế bào gốc
Một đơn vị lưu trữ tế bào gốc tại TP.HCM


 
Hội thảo “Tế bào gốc - Từ nghiên cứu đến ứng dụng” do Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (thuộc Bộ Y tế) tổ chức vào hôm nay 31.3 tại TP.HCM. Theo thông tin từ hội thảo, cả nước hiện đang có 32 đơn vị đến từ 20 bệnh viện, trường đại học, viện... đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc (TBG) vào điều trị.

Ở TP.HCM có Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu huyết học, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện Mắt TP.HCM…Ở Hà Nội có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Học viện Quân y…

Đến nay, các nhà khoa học trong nước đã và đang thực hiện 21 đề tài nghiên cứu ứng dụng TBG cấp nhà nước; 4 đề tài cấp Bộ Y tế; 14 đề tài cấp đại học quốc gia…

Các đề tài nghiên cứu ứng dụng gồm có: sử dụng TBG tạo máu tự thân điều trị nhồi máu cơ tim, bệnh giác mạc, các tổn thương cơ xương khớp, ung thư buồng trứng, ung thư vú, và biệt hóa TBG sinh tinh thành tinh trùng để điều trị vô sinh ở nam giới… 

Các TBG lấy từ tế bào của một bộ phận nào đó trong cơ thể người. Chẳng hạn như TBG từ màng ối, TBG từ máu cuống rốn…

Tại Việt Nam, Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM là đơn vị đầu tiên đã dùng TBG tủy xương để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tủy xương mãn tính (ung thư tế bào máu) vào năm 1995.

Tin, ảnh: Thanh Tùng

>> Thận nhân tạo từ tế bào gốc
>> Tạo phôi răng bằng tế bào gốc từ... nước tiểu
>> Thận trọng khi tiêm tế bào gốc
>> Lạm dụng "tế bào gốc" để phô trương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.