Hai chiến sĩ có liên quan đến sự việc là thiếu úy Trương Đình Hoàng và thượng sĩ Nguyễn Ngọc Hậu thuộc Công an TP Thái Nguyên. Theo ông Tuấn, thời điểm xảy ra vụ việc, 2 chiến sĩ này đang thi hành công vụ và không mặc sắc phục do yêu cầu nhiệm vụ "hóa trang" theo kế hoạch của Công an TP Thái Nguyên thực hiện Tháng an toàn giao thông. Cũng theo ông Tuấn, trong quá trình làm nhiệm vụ, hai CSGT đã được trang bị súng quân dụng, theo đó được phép sử dụng trong trường hợp cần thiết.
Cũng theo ông Tuấn, hiện đã có quyết định đình chỉ công tác 3 tháng đối với thiếu úy Trương Đình Hoàng vì là người cầm súng để điều tra, còn thượng úy Nguyễn Ngọc Hậu không xử lý vì không liên quan đến chuyện sử dụng súng.
Trả lời câu hỏi của PV Báo Thanh Niên: “Quy định nào cho phép CSGT hóa trang được sử dụng súng quân dụng?", thượng tá Đỗ Hùng, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thái Nguyên vắn tắt: “CSGT là công an nên được phép cấp và sử dụng súng khi làm nhiệm vụ, không có văn bản nào quy định mặc thường phục hay không mặc thường phục thì không được dùng súng". Khi PV đề nghị được xem bản kế hoạch cũng như làm rõ có bao nhiêu chiến sĩ làm nhiệm vụ công khai và hóa trang thì đại tá Tuấn từ chối với lý do "kế hoạch nội bộ công an, không thể công khai".
Xung quanh chuyện CSGT hóa trang đang có nhiều ý kiến gây tranh cãi và trong nhiều lần trả lời báo chí trước đây, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, để tránh việc bị lợi dụng, lực lượng CSGT hóa trang không được phép dừng phương tiện mà chỉ có nhiệm vụ phát hiện vi phạm và thông báo cho lực lượng công khai đến kiểm tra xử lý. Tuy nhiên, khi PV Báo Thanh Niên đặt vấn đề này, đại tá Nguyễn Hữu Tuấn từ chối trả lời. "Đây là quy định nên không tranh cãi, nếu còn thắc mắc thì báo chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an", ông Tuấn nói.
Công an mặc thường phục không được dừng xe Đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng - |
Thái Sơn
Bình luận (0)