Xung quanh vấn đề này, Báo Thanh Niên đã phỏng vấn ông Trần Văn Thạch, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường.
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến việc ách tắc, chậm trễ trong công tác đăng ký, cấp sổ đỏ thời gian qua?
|
Cụ thể những khó khăn vướng mắc hiện nay trong việc cấp sổ đỏ như thế nào, thưa ông?
Trước khi có Nghị định số 43, việc cập nhật thông tin lên sổ đỏ gốc hoặc đổi sổ mới cho người dân đều do chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở các quận, huyện hoặc do UBND quận, huyện ký và cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, sau khi có Nghị định số 43 thì trình tự các bước thực hiện có sự thay đổi về thẩm quyền. Cụ thể, thẩm quyền cập nhật thông tin sổ đỏ gốc khi bổ sung tài sản (do xây dựng nhà trên nền đất trống) và cấp mới sổ đỏ được chuyển từ UBND quận, huyện về cho Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT). Còn thẩm quyền chứng nhận trên sổ đỏ gốc khi đổi chủ hoặc thay đổi hiện trạng nhà thì vẫn do chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở quận, huyện thực hiện. Điều này dẫn đến việc hồ sơ cấp sổ đỏ mới phải thực hiện trong 3 bước từ việc nhận, thẩm định hồ sơ ở chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sau đó mới chuyển lên Văn phòng Đăng ký đất đai TP, rồi mới trình lên Ban Giám đốc Sở TN-MT ký cấp sổ đỏ. Điều này đã mất nhiều thời gian, gây ách tắc.
Như vậy người dân có thể chọn cách cập nhật thông tin biến động nhà đất lên trang 3 - 4 của sổ đỏ thay vì mất thời gian, tốn thêm kinh phí đi làm sổ đỏ mới?
Đúng vậy, vì như đã nói ở trên, pháp lý của việc cấp sổ đỏ mới và cập nhật thông tin lên sổ đỏ cũ là như nhau. Tuy nhiên, do tâm lý của người dân khi nhận chuyển nhượng nhà, đất vẫn muốn được cấp sổ đỏ mới để được ghi tên ngay trên trang 1 của sổ đỏ. Ngoài ra, tâm lý nhiều người vẫn coi sổ đỏ do Sở TN-MT ký cấp quan trọng hơn so với việc UBND quận, huyện cập nhật thông tin lên sổ đỏ cũ. Do đó, hồ sơ dồn lên Sở rất nhiều. Nếu ở giai đoạn trước, bình quân cấp sổ đỏ mỗi tháng là 9.000 hồ sơ nhưng chia đều cho 24 địa phương ký cấp sổ, thì nay với quy định mới của luật, số lượng hồ sơ được các chi nhánh dồn lên Sở TN-MT ký sổ đỏ bình quân là 6.000 hồ sơ/tháng, nhưng chỉ có 2 lãnh đạo ký. Trong khi hồ sơ làm sổ đỏ trên Sở TN-MT vào năm 2014 là 2.577 hồ sơ, 6 tháng đầu năm 2015 con số này chỉ 1.328. Việc một khối lượng lớn hồ sơ của 24 địa phương dồn về Sở đã gây ra lúng túng, bị động cho hệ thống văn phòng đăng ký đất đai và Sở nên trong 3 tháng đầu sau khi hợp nhất các văn phòng đăng ký đất đai (quý 3/2015), số lượng hồ sơ trễ hẹn có lúc lên đến tỷ lệ 60%. Ngoài ra, trong thời gian TP chưa ban hành quy định về quy trình giải quyết thủ tục và cơ chế liên thông, phối hợp giữa các cơ quan nên hiện nay một số quận, huyện vẫn còn giữ theo cách làm cũ, chưa thống nhất thực hiện theo các quy định mới của luật Đất đai năm 2013, dẫn đến một số bất cập về thời gian giải quyết hồ sơ. Kết quả thống kê số liệu sau 1 năm hợp nhất (từ 1.7.2015 - 10.6.2016) đã cho thấy khối lượng hồ sơ giải quyết của chi nhánh văn phòng đăng ký quận, huyện là rất lớn và ngày càng tăng (có 561.120 hồ sơ đăng ký các loại, 131.399 hồ sơ sao lục, trả lời văn bản, kỹ thuật bản đồ...) trong khi đội ngũ viên chức, người lao động thì không thể tăng tương ứng được dẫn đến hồ sơ bị chậm trễ.
Giải pháp khắc phục sẽ như thế nào, thưa ông?
Thời gian qua, Sở TN-MT đã có nhiều giải pháp nhằm kéo giảm lượng hồ sơ trình Sở ký cấp mới sổ đỏ, nhưng vấn đề cốt lõi của tình trạng ách tắc là quy định pháp luật về thẩm quyền ký sổ đỏ vẫn chưa được sửa đổi nên chưa giải quyết triệt để. Chúng tôi đã có công văn kiến nghị Bộ TN-MT xem xét trình Chính phủ quyết định cho TP.HCM được làm thí điểm để Sở TN-MT ủy quyền cho Văn phòng Đăng ký đất đai TP ký sổ đỏ mới sau khi đăng ký biến động. Bộ TN-MT đã đưa nội dung phân cấp thẩm quyền vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.
Nếu được thông qua, việc cấp sổ đỏ sẽ không còn tắc nữa, thưa ông?
Điều này sẽ giải quyết một bước về tháo gỡ ách tắc vừa qua. Tuy nhiên, nó chỉ tháo gỡ được một bước thủ tục, người dân vẫn phải thực hiện hai bước (Bước 1: chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thụ lý hồ sơ, chuyển thuế, xong thì trình Văn phòng đăng ký đất đai TP. Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai TP ký giấy chứng nhận) và do thừa ủy quyền ký sổ đỏ nên vẫn phải đóng dấu Sở TN-MT. Do đó, chúng tôi tiếp tục xin kiến nghị UBND TP đề nghị với Bộ TN-MT thí điểm giao cho chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện ký cấp sổ đỏ mới.
Để khi người dân chọn một trong hai cách làm sổ đỏ thì đều làm ở chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, không phải đưa lên Sở TN-MT. Chỉ khác nhau là nếu chọn hình thức cấp sổ đỏ mới thì tốn kém hơn vì phải nộp thêm lệ phí cấp sổ và có khi mất thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ trong trường hợp phải đo, vẽ bản vẽ mới. Sở TN-MT cũng đang kiến nghị UBND TP giao Sở Thông tin - Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND 24 quận, huyện xác định việc triển khai phần mềm ISO điện tử để hồ sơ được “chạy” liên thông, nhanh hơn.
Bình luận (0)