Son cùng 3 bạn nữ nhóm lớp văn 6 rủ nhau ra con mương lớn cận kề bên trường ngồi hóng mát, đợi màn đêm tối thẫm sẽ xuống tắm. Dòng mương mọi ngày chỉ rộng chừng mươi mét, nước chảy lững lờ, có thể lội qua dễ dàng. Hôm nay đúng ngày triều cường; nước dềnh lên lênh láng, chảy xiết. Câu chuyện vui đùa giữa bốn bạn mỗi lúc một thêm rôm rả; bỗng một tiếng “Hú…u… Òa!” vang lên bất ngờ làm cả tốp giật thót. Không còn giữ được bình tĩnh, cả 4 hoảng hốt lao tùm xuống mương. Phút chốc dòng nước đã nhấn chìm, cuốn phăng các em trong dòng chảy ào ạt.
tin liên quan
Khát vọng sống của cậu bé không tayTật nguyền, bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn, tưởng như cuộc sống đã chấm hết với cậu bé Hà Văn Tài. Nhưng kỳ lạ thay, cậu vẫn sống, vẫn nở nụ cười hồn nhiên như bao đứa trẻ khác, vẫn đến trường làng để viết lên những con chữ tròn trịa...
Khải, nam sinh lớp toán 6, “tác giả” của trò đùa vừa diễn ra dường như đã nhận thấy sự nguy cấp đang đe dọa sự sống còn của các bạn. Không chút chần chừ, Khải lao thẳng xuống mương, cấp tốc bơi đến chỗ các bạn đang vẫy vùng chới với giữa dòng nước hung dữ.
Cứ thế, bằng tài bơi lặn vốn có cùng với tâm lý “sám hối” lập công chuộc tội, Khải đã vật lộn với giặc nước lần lượt dìu được 3 bạn vào bờ. Lúc ấy Khải đã mệt lắm, chân tay rã rời, miệng thở dốc. Song em đã kịp nhận ra còn Son chưa được cứu. Không nghĩ gì đến mệt mỏi, nguy hiểm, em lại lao ra giữa dòng nước xoáy. Nhưng tất cả đã muộn. Sau mấy phút tìm kiếm không kết quả, Khải trở vào bờ với tâm trạng thất vọng ngập tràn. Em nằm thở như đứt hơi. Đầu gối lên bờ cỏ, chân vẫn còn ngâm trong nước.
Bấy giờ cả khu tập thể mới biết chuyện. Nhưng rồi cũng phải gần một tiếng sau, với sự giúp đỡ khẩn trương tận tình của bà con trong vùng, thi thể Son mới được vớt lên ở một khúc mương cách trường chừng gần cây số.
Trong ngày đưa tang Son, ít ai biết rằng Khải đã khóc rất nhiều. Em liên tục đưa ống tay áo lên quệt nước mắt. Em thương Son nhiều hay ân hận nhiều về hành vi trêu đùa thiếu suy nghĩ của mình? Tính tình em từ ngày đó thay đổi hẳn. Em trầm tư lặng lẽ chứ không còn láu cá, nghịch ngợm, đùa giỡn đủ trò như trước nữa. Giờ chơi, em thường thơ thẩn đứng một mình ở gốc bàng trước lớp. Biết em lúc này rất cần sự chia sẻ, tôi thường gọi em vào phòng ở của mình, hai thầy trò tâm tình.
tin liên quan
Người 'dùng chân' viết nên kỳ tích - Kỳ 1: Mỗi tiết dạy là một đỉnh EverestTừ năm lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh và bị bại liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục 'Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết'.
Khải chân thành bộc bạch trong nước mắt hối hận:
- Em tưởng chỉ đùa tý cho vui, không ngờ lại gây hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Liệu em có bị công an đến điều tra, bắt đi không thầy? Em sợ lắm! Có lẽ em phải bỏ lớp về học ở trường xã thôi thầy ạ!
Tôi nhỏ nhẹ tìm lời vừa an ủi vừa khích lệ:
- Đúng là hành vi đùa nghịch quá mức, thiếu suy nghĩ của Khải đã cắt đứt tuổi xuân đầy mộng mơ của Son. Lẽ thường, dù hữu ý hay vô tình, khi đã làm thiệt mạng người khác đều quy vào tội hình sự và bị pháp luật xử lý. Song đáng mừng là gia đình Son không làm to chuyện, nhà trường, ngoài thầy cũng không ai biết tỏ tường. Mọi người chỉ biết 4 bạn nữ ra sông tắm không may bị nước cuốn. Nhờ sự dũng cảm của em mà 3 bạn đã thoát tay hà bá. Chỉ có Son xấu số đã vĩnh viễn tạm biệt bạn bè trong niềm đau đớn tiếc thương vô hạn.
Em đã nhận ra tội lỗi lớn của mình. Thế là quý lắm. Càng ân hận em càng không được phép rời xa mái trường mơ ước này. Em hãy nghiêm túc phấn đấu làm thay đổi chính mình mỗi ngày. Bỏ xa những trò lêu lổng, đùa nghịch, thích chơi hơn thích học. Hãy chăm chỉ hơn, tích cực hơn trong mọi việc, mọi quan hệ. Thầy tin với sự thông minh vốn có, em sẽ tiến bộ, sẽ giỏi giang hơn mỗi ngày. Khi đó, mọi người sẽ nhìn em bằng con mắt ngưỡng mộ: người đã dũng cảm quên mình cứu được 3 bạn khỏi đuối nước chứ không nghĩ gì đến chuyện vì em mà Son chết. Chỉ có như vậy em mới thấy lòng mình thanh thản phần nào, lương tâm mới đỡ cắt rứt. Và nơi chín suối, chắc Son cũng mỉm cười chứ không giận em nữa đâu.
tin liên quan
Thầy Nguyễn Ngọc Ký: Biểu tượng phi thường vượt lên chính mình(TNO) Bị liệt cả hai tay, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã dùng đôi chân và ý chí, nghị lực phi thường của mình để làm nên một cuộc đời đáng ngưỡng mộ. Mới đây, ông đã hoàn thành xuất sắc cuốn tự truyện Tôi học đại học sau gần nửa thế kỷ chống chọi với bệnh tật cùng biết bao gian truân và thử thách.
Khải cười, mắt long lanh ngấn nước.
Quả thật, để ý theo dõi, tôi mừng thấy Khải thay đổi nhanh chóng. Em vượt lên trở thành tốp đầu trong đội tuyển toán 6 của trường. Sau này, em thi đậu vào Trường đại học Quân y và trở thành một bác sỹ có uy tín ở một bệnh viện thuộc ngành công an tại TP HCM. Nhưng thật bất ngờ khi tôi biết hung tin vừa qua, em đã ra đi đột ngột ở tuổi 36 đầy những mộng ước tương lai.
Kỷ niệm trên càng giúp tôi xác tín niềm tin: “Nhà sư phạm một khi có tâm và có cách, họ hoàn toàn có khả năng giúp trò có bước nhảy kỳ diệu về nhân cách và năng lực từ chính cú sốc tội lỗi của mình”.
Bình luận (0)