Người mù học tin học: 'Chúng tôi không muốn tụt hậu'

01/06/2017 18:33 GMT+7

Rờ từng chữ trên bàn phím, các học viên khiếm thị chăm chú lắng nghe từng lời giảng viên truyền đạt.

Họ là 40 học viên đầu tiên tham gia dự án dài hạn “Dạy tin học cho người mù” do Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù và Microsoft Việt Nam thực hiện, Tổ chức The Vietnam Foundation và Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Tân Nam Đô hỗ trợ trên 100 máy tính.
Khóa học này chính thức khai giảng vào ngày 1.6.2017, diễn ra tại trụ sở mới xây dựng của Thư viện sách nói dành cho người mù (số 18B đường Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM).
Thức dậy chuẩn bị từ 4 giờ sáng, chị Lê Uy Uyển (38 tuổi) đón hai chuyến xe buýt từ huyện Củ Chi đến trung tâm TP.HCM để học.
Lý do chị Uyển tham gia học lớp này là: “Tôi muốn tiếp cận những cái mới như sử dụng mạng xã hội, gửi thư điện tử… trên máy tính. Internet sẽ giúp chúng tôi mở mang đầu óc và có thể nói chuyện được với con cái, để con không thấy có khoảng cách lớn với cha mẹ. Tuy bị khiếm thị nhưng chúng tôi không muốn bị tụt hậu”.
Cũng dậy sớm bắt các chuyến xe buýt từ huyện Nhà Bè để đến lớp, bà Đỗ Kim Hội (55 tuổi) cho biết bà muốn học tin học để không bị lạc hậu và tăng cường trí nhớ, hạn chế sự lão hóa.
Ngoài ra, bà Hội còn muốn sau khi học xong sẽ dạy lại cho mấy đứa cháu nội của mình. Khi chúng tôi bày tỏ ngạc nhiên trước dự định này, bà Hội nhẹ nhàng giải thích: “Hai vợ chồng tôi đều bị mù. Ngày trước, chúng tôi đã mò mẫm dạy chữ cho con. Còn trong nay mai sẽ dạy vi tính cho cháu nội, có sao đâu!”.

tin liên quan

Dạy tin học cho 160 người mù
Từ ngày 25.3.2017 - 25.3.2018, Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù phối hợp Microsoft VN thực hiện dự án dạy tin học cho khoảng 160 người mù tại TP.HCM. 
Suy nghĩ “học để không bị tụt hậu” của chị Uyển, bà Hội cũng là suy nghĩ chung của nhiều người trong khóa học. Trừ một số bạn trẻ thế hệ 9X, 8X, còn lại đa phần học viên trong độ tuổi U60, U50. Thậm chí, có học viên đã 67 tuổi (là ông Nguyễn Hữu Cứng, ngụ tại huyện Củ Chi) cũng hăng hái ghi tên theo học.
Là một trong 10 giảng viên khiếm thị trực tiếp đứng lớp, anh Nguyễn Thái Phong Nghĩa chia sẻ: “Sau mỗi khóa học ba tháng, chúng tôi mong muốn các học viên sẽ sử dụng thông thạo máy tính, để nắm bắt thông tin và bắt kịp nhịp sống”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.