Nhiều đại biểu cho rằng, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc nhất hiện nay tại khu vực Đông Nam bộ: nguồn nước các dòng sông, con suối, mặt đất bị đầu độc nặng nề bởi nhiều loại chất thải độc hại từ các nhà máy chế biến thủy sản, trang trại chăn nuôi heo, khu công nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp của người nông dân bị thiệt hại nặng do các dòng sông chết như Thị Vải, Vàm Cỏ, Sài Gòn, Đồng Nai... Tại TP.HCM có 13 KCN - KCX nhưng chỉ có 3 khu có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh.
Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực 2 dẫn chứng, tại Đông Nam bộ, trong khi cây cao su đang có giá trị rất cao thì bị chặt bỏ để nhường đất làm công nghiệp nhưng cũng chính trên mảnh đất ấy giờ đây lại không được sử dụng cho công nghiệp.
PGS-TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nhìn nhận, không ít giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay đã dẫn đến nhiều nơi người dân bị mất đất, mất việc làm, thất nghiệp. Đó là do chúng ta công nghiệp hóa nhưng chưa nghĩ hết đến các vấn đề xã hội, chính trị, cộng đồng... Người công nhân vào các KCN mới chỉ có việc làm chứ chưa được giải quyết những vấn đề an sinh, nhu cầu tinh thần.
Nguyễn Đình Mười
>> Đầu cơ đất phá hoại chính sách công nghiệp hóa
>> Nhân tình hình điện hiện nay - nghĩ về vài khía cạnh của công nghiệp hóa nước ta
Bình luận (0)