>> Ngành nuôi cá tra vẫn gặp nhiều khó khăn
>> Diện tích nuôi cá tra ĐBSCL tiếp tục giảm
>> Đề nghị tăng thời hạn cho vay vốn nuôi cá tra
>> Nuôi cá tra ngày càng bất ổn
>> 38.218 tỉ đồng để nuôi cá tra đi đâu ?
Tự ta hại mình
Mười năm qua, cá tra đã phát triển, xuất khẩu (XK) đến 142 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị XK tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước. Mặt khác, dù chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nước, bằng 1% diện tích nuôi tôm) nhưng nuôi cá tra lại có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng nông thôn ĐBSCL. Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ.
|
Năm 1997 - 1998, giá cá tra XK bình quân 4,93 USD/kg. Sau hơn 12 năm, các doanh nghiệp (DN) VN chào bán cá tra Mỹ tại Mỹ chỉ từ 1,8 - 2,5 USD/kg. Trong khi đó, giá thức ăn, nhân công, thuốc thú y... ngày càng tăng.
Lượng cá tra sang Mỹ tăng đột biến như trên là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá cá tra XK sang Mỹ vừa tăng lên một chút lại nhanh chóng giảm mạnh xuống. Sau khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ VN cao gấp 25 - 45 lần so với trước, chỉ còn 9 DN có khả năng tiếp tục XK, nhưng lượng cá tra bán vào thị trường này vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết: “Trước đây, mỗi tháng trung bình có 8 triệu tấn cá tra từ VN sang Mỹ. Nhưng chỉ trong tháng 6 vừa rồi, con số đó nhảy vọt lên tới 13 triệu tấn”.
Doanh nghiệp cần đoàn kết lại
Trước tình hình đó, VASEP và 9 DN có mức thuế XK cá tra sang Mỹ thấp đã cùng ngồi lại với nhau. 9 DN này đã thống nhất và cùng ký một thỏa thuận dân sự với nội dung chính là ngay từ tháng 7 sẽ cắt giảm mạnh lượng cá tra đưa sang Mỹ. Theo đó, từ mức 13 triệu tấn trong tháng 6, sẽ giảm xuống còn 5,5 ngàn tấn/tháng, tức là thấp hơn cả mức bình quân 8 ngàn tấn/tháng trước đây. VASEP là tổ chức chứng nhận thỏa thuận dân sự của 9 DN này và thông báo cho hải quan. Căn cứ vào thỏa thuận trên, ngay từ đầu tháng, hải quan sẽ thống kê lượng cá tra XK sang Mỹ của từng DN và tiến hành trừ lùi. Khi nào DN đó đã xuất đủ lượng được phân chia theo cam kết, hải quan sẽ thông báo cho VASEP và 9 DN. Động thái này là nhằm để cho các DN tự giác thực hiện đúng cam kết về lượng cá tra XK hằng tháng sang Mỹ, không cố tình xuất nhiều hơn mức đã thống nhất với nhau.
Với thị trường EU, VASEP đang bắt đầu tiếp cận một hướng đi khác cho con cá tra. Theo ông Nguyễn Hữu Dũng, thay vì để các DN mạnh ai nấy XK cá tra vào EU như hiện nay, VASEP đang nghiên cứu một phương án tập hợp nhiều DN XK cá tra lại với nhau, cùng thành lập một công ty chuyên đảm nhận việc XK cá tra sang EU cho tất cả các DN này... Ông Dũng phân tích, trước hết, các DN sẽ giảm được nhiều chi phí, giảm được nhiều khâu trung gian. Bởi trước đây, mỗi DN tự xuất, do lượng hàng không nhiều nên chi phí vận chuyển cao. Nếu theo phương án này, khi sản phẩm cá tra của các DN đều được tập trung về một công ty, qua đó sẽ tạo ra một lượng hàng hóa lớn. Khi ấy, công ty đó có thể thuê hẳn một tàu lớn chở thẳng hàng XK nên giảm được nhiều chi phí vận chuyển. Việc bán cá tra qua sàn đấu giá điện tử ở cảng Zeebrugge (Bỉ) cũng sẽ loại bỏ được nhiều khâu trung gian khi được mua trực tiếp bởi các hệ thống siêu thị, các nhà bán lẻ. Cách làm này còn loại bỏ tình trạng mất giá cá tra ở thị trường EU do các DN tự chào, tự bán, tự phá giá nhau như lâu nay... Theo ông Dũng, điều quan trọng nhất là các DN cá tra có nhận ra lợi ích lớn cho cả ngành hàng của cách bán hàng rất mới này và cùng thống nhất tham gia hay không?
Chuỗi cung ứng cá bền vững VASEP cho biết đầu tháng 8.2013 sẽ phối hợp với một số tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước như: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam và Áo (WWF VN và WWF AT)... bắt đầu tổ chức khởi động triển khai dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” từ 2013 - 2017, với tổng kinh phí khoảng 2,37 triệu euro (tương đương hơn 64 tỉ đồng). Dự án tập trung vào các hoạt động chính như thiết lập các mô hình trang trại kiểu mẫu và trung tâm đào tạo, hỗ trợ phát triển khung lập pháp, hỗ trợ cấp chứng chỉ ASC cho các DN, đào tạo và thực hiện sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn... Dự án sẽ hỗ trợ cho khoảng 200 công ty/nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, 1.000 trại sản xuất giống, 750 cơ sở/đơn vị sản xuất nhỏ và độc lập, 150 cơ sở nuôi cá vừa và lớn, 100 DN chế biến cá tra lớn tại VN. Bên cạnh đó, việc đào tạo cải tiến thương hiệu, thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản dựa trên chuỗi hành trình sản phẩm đạt tiêu chuẩn ASC và tiêu chuẩn Global GAP... cũng sẽ được tiến hành. |
Quang Thuần
Bình luận (0)