(iHay) Một phụ nữ người Anh đã hiến thận, trứng, một phần gan và đang muốn cho đi một bên phổi của mình để giúp đỡ những người hoàn toàn xa lạ.
>> Giọng nói cũng có thể hiến tặng
|
Sue Gianstefani, 47 tuổi, bắt đầu việc hiến tạng từ năm 2001. Cô đã đăng một quảng cáo trực tuyến với nội dung: “Free kidney, no strings attached” (Tạm dịch: Thận miễn phí, không ràng buộc).
Gianstefani nói với Daily Mirror: “Bạn không cần đến hai quả thận, nhiều người được sinh ra chỉ có một. Vậy tại sao không mang tặng một quả cho người cần nó?”
Một người đàn ông 60 tuổi ở Mỹ đã trả lời mẩu quảng cáo của cô. Larry Rosenfield lúc ấy đang hấp hối do một căn bệnh thận di truyền và đang phải chạy thận nhân tạo.
|
Trước năm 2006, chính phủ Anh nghiêm cấm việc hiến tạng vì lo ngại về những tiêu cực như cưỡng chế hiến tạng hoặc mua bán nội tạng. Chính vì vậy, Gianstefani phải bay sang Mỹ để phẫu thuật hiến thận cho ông Rosenfield. Và tất cả những gì ông ấy phải trả cho cô là chi phí đi lại và sinh hoạt. Phẫu thuật thành công, hiện giờ ông Rosenfield vẫn sống rất khỏe mạnh và năng động ở tuổi 73.
Sau khi nghe câu chuyện hiến tạng của Gianstefani, một cặp vợ chồng vô sinh ở Úc đã nhờ cô xem xét việc tặng trứng cho họ để điều trị thụ tinh ống nghiệm. Gianstefani sẵn lòng tặng 27 trứng cho họ. Kết quả là 3 đơn vị trứng đã được thụ tinh trước khi cô cắt đứt liên lạc với cặp vợ chồng (để tránh tranh chấp về những đứa trẻ được sinh ra).
Khi luật của Anh bắt đầu hợp pháp hóa việc hiến tạng, ngay lập tức, Gianstefani liên lạc với Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh NHS (National Health Service), nói rằng cô muốn tặng một phần gan của mình.
Đến tháng 12.2013, Gianstefani đã trải qua cuộc phẫu thuật hiến gan cho một cậu bé 12 tuổi đang kề cận cái chết. Được biết, đến nay cậu bé vẫn sống tốt và đã đi học trở lại từ tháng 4 vừa rồi.
|
Theo Daily Mail, hiện tại Gianstefani muốn cho đi một lá phổi của mình và đang chờ người cần đến nó. Mặc dù việc hiến tạng rất nguy hiểm nhưng cô khẳng định, chồng của cô – Roland và đứa con trai 19 tuổi - Daniel rất ủng hộ mình.
Rủi ro của việc hiến tạng Hiến tạng là một cuộc đại phẫu, đi kèm với rất nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật, bao gồm nhiễm trùng, mất máu, máu đông, thậm chí là tử vong. So với những phẫu thuật khác, hiến thận tương đối an toàn với tỉ lệ tử vong là 1/3000, cùng những biến chứng khác như protein trong nước tiểu và huyết áp cao. Trong khi đó, nguy cơ lớn hơn nhiều đối với việc hiến gan: người hiến gan có thể bị xuất huyết ổ bụng, tràn dịch mật, tắc ruột và suy thận. Đối với hiến phổi, rủi ro còn cao hơn. Phẫu thuật có thể gây ra một áp-xe (ổ tụ mủ) giữa phổi và lớp màng bảo vệ bên ngoài phổi, dẫn đến tràn không khí từ phổi ra ngoài, gây ngưng thở tạm thời, thậm chí là tử vong. |
Phạm Như Quỳnh
Ảnh: Barry Gomer
>> Bị tông vì mải nhìn phụ nữ khỏa thân tắm nắng trên... cửa sổ
Bình luận (0)