Được người bạn quê Đồng Tháp giới thiệu, tôi đã trở thành mối ruột của tiệm lẩu mắm cù lao không tên, đầu hẻm cạnh trường đại học Hồng Bàng (Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh).
Quán lẩu có từ năm 1995, đến bây giờ theo đánh giá của nhiều “tín đồ” thì vị của lẩu không thay đổi, vẫn đậm đà vị mắm, thịt cá nhiều, rau ăn kèm phong phú, dẫu vật giá leo thang thì chất lượng nồi lẩu vẫn như ngày đầu. Trời Sài Gòn những ngày mưa, tuy bán vỉa hè nhưng quán vẫn đông khách. Nồi lẩu ấm, đúng kiểu lẩu cù lao, ở giữa có phần nhô lên, để than bên trong, than nóng làm nồi lẩu sôi lâu, vừa ăn vừa thổi hít hà ấm lòng ấm dạ.
tin liên quan
Người Sài thành bình dân xì xụp tô cháo mực ấm sực, ngọt lành ngày mưa“Canh rau nấu với cá khô, mực khô với huyết nấu tô cháo đầy”. Dù không phổ biến như cháo lòng, cháo gà... nhưng cháo mực vẫn là món ăn được nhiều người Sài Gòn ưa thích bởi sự dân dã và hương vị thơm ngon trong những ngày mưa.
Một nồi lẩu nhỏ giá 150.000 đồng mà đồ ăn nhiều ứ hự. Ăn kèm là một đĩa bạch tuộc và thịt bò, bên trong nồi lẩu mắm đã có thêm cá bông lau tươi, thịt da đầu heo, lươn...
Rau ăn kèm cũng vô cùng phong phú, có rau đắng, kèo nèo, rau cải, giá, cọng bông súng, cà tím, đậu bắp... khiến những người con miền Tây thấy nhớ nhà da diết bởi hương vị gần gũi như mẹ nấu.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giọng nói của khách hòa lẫn giọng à ơi của chủ quán, dẫu không phải ai cũng đến từ miền Tây nhưng sau khi ngồi chung bàn, ăn chung nồi lẩu thì có vẻ thả lỏng tâm tình, ăn ngon cũng hay đưa chuyện, trao đổi chuyện nhà, thân tình. Một nồi lẩu kết nối giữa những người chưa quen thành bè bạn.
Bình luận (0)