Người trẻ chọn địa đạo Củ Chi tham quan dịp lễ 30.4-1.5

Lê Nam
Lê Nam
27/04/2024 16:48 GMT+7

Rất nhiều bạn trẻ, nhà sáng tạo nội dung chọn địa đạo Củ Chi để tham quan trong dịp lễ 30.4 - 1.5 năm nay. Các hướng dẫn viên cho biết càng gần dịp lễ, lượng khách tăng mạnh đến độ nhân viên tại đây không có thời gian nghỉ.

Nhân dịp lễ 30.4 - 1.5, rất đông du khách tham quan, tìm hiểu về hệ thống Địa đạo Củ Chi – vùng đất thành đồng, trong đó không ít các bạn trẻ, các nhà sáng tạo nội dung.

Theo lời giới thiệu của hướng dẫn viên tại đây, hệ thống địa đạo thông thường nằm trên vùng đất cao và có 3 độ sâu. Độ sâu thứ nhất cách mặt đất khoảng 3m, độ sâu thứ 2 cách mặt đất từ 4-6m, độ sâu thứ 3 cách mặt đất từ 8-10m, có nơi sâu đến 12m.

Cận cảnh hệ thống đường hầm địa đạo Củ Chi

Cận cảnh hệ thống đường hầm địa đạo Củ Chi

Trong địa đạo không chỉ có đường đi, mà còn có nhiều hầm chức năng để quân và dân Củ Chi sinh hoạt. Đầu tiên phải kể đến hầm ăn nối liên bếp Hoàng Cầm – đây là tên của người chiến sĩ đã sáng tạo ra bếp này trong chiến dịch Hòa Bình 1951. Đặc điểm của bếp này là khi nấu tại đây, khói không trực tiếp bốc lên trên mặt đất mà khói theo ống dẫn khói vào ụ chứa khói. Ụ này đầy sang ụ khác lên đến mặt đất thì khói bay là đà, đối phương và máy bay khó phát hiện được.

Bạn trẻ trải nghiệm địa đạo Củ Chi

Ngoài ra, còn có hầm cứu chữa thương bệnh binh tạm thời khi có điều kiện sẽ đưa về tuyến sau; hầm dự trữ lương thực và vũ khí để sử dụng lâu dài.

Hầm cứu chữa thương bệnh binh tạm thời

Hầm cứu chữa thương bệnh binh tạm thời

Địa đạo có các ụ ổ chiến đấu, ụ ổ bao giờ cũng được liên hoàn giữa các chiến hào bên trên mặt đất. Phía trước chiến hào du kích đặt chông, mìn, cạm bẫy từ gần đến xa. Khi phát hiện đối phương đến gần 20m mới nổ súng để phát huy tác dụng chiến đấu. Nhờ vậy ụ ổ chiến đấu thế này thông thường chỉ bố trí từ 3-5 người nhưng lại có thể tiêu diệt hàng trăm đối phương trong một trận đấu.

Địa đạo bố trí nhiều hầm chông

Địa đạo bố trí nhiều hầm chông

Dọc theo hệ thống địa đạo sẽ có lối thông hơi đưa không khí lên xuống địa đạo. Bên dưới lòng đất có hầm tránh bom với cấu trúc hình chữ A. Hầm này có tác dụng chống sập đất khi có bom pháo nổ gần.

Địa đạo có nhiều giếng nước dưới lòng đất phục vụ ăn uống sinh hoạt, vì mọi mầm sống dưới nước và trên mặt đất đều bị Mỹ phá hủy. Nhằm ngăn chặn và tiêu hao sinh lực của đối phương thì dân địa đạo còn bố trí nhiều hầm chông.

Địa đạo có các ụ ổ chiến đấu

Địa đạo có các ụ ổ chiến đấu

Từng đoạn địa đạo nối với nhau bằng nắp bí mật có tác dụng ngăn chặn nước, chất độc. Tùy theo dáng dấp và địa hình, địa đạo có một số lối ra được sông Sài Gòn.

Nhờ hệ thống địa đạo khí này, quân và dân Củ Chi bám trụ vững chắc trước giải phóng, đánh bại mọi quân binh chủng của Mỹ trên vùng đất này.

Người trẻ chọn địa đạo Củ Chi tham quan dịp lễ 30.4-1.5- Ảnh 5.

Rất đông du khách đến địa đạo Củ Chi dịp lễ 30.4-1.5

Diệu Anh, 22 tuổi, du khách Hà Nội nói: "Đây là lần đầu tiên em đến địa đạo Củ Chi, thật sự rất khâm phục thế hệ trước đã tạo ra hệ thống đường hầm dưới lòng đất như vậy. Người em mặc dù nhỏ con nhưng cũng khá vất vả để di chuyển dưới địa đạo".

Diệu Anh, 22 tuổi, trải nghiệm cách ngụy trang nắp hầm tại địa đạo

Diệu Anh, 22 tuổi, trải nghiệm cách ngụy trang nắp hầm tại địa đạo

Lê Nam

Trải nghiệm hệ thống hầm trú ẩn và di chuyển dưới lòng đất, chị Thủy Tiên, 32 tuổi, đến từ TP.HCM cho biết: "Được tham quan đường hầm địa đạo mới thấy được sức sáng tạo, ý chí bền bỉ của người dân Việt Nam khi đất nước lâm nguy. Bản thân mình cảm nhận được sự cực khổ đến tận cùng khi phải sống và chiến đấu dưới mặt đất nóng bức, thiếu không khí, lại gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Không thể tưởng tượng được tại sao quân dân ta có thể kiên cường đến như vậy và càng trân trọng độc lập hôm nay được đánh đổi bởi máu xương ông cha ta".

Đức Mạnh, 21 tuổi (du khách Hà Nội) lần đầu tiên đi trong lòng địa đạo Củ Chi

Đức Mạnh, 21 tuổi (du khách Hà Nội) lần đầu tiên đi trong lòng địa đạo Củ Chi

Lê Nam

Bản thân Thủy Tiên cũng là một nhà sáng tạo nội dung có 1 triệu người theo dõi trên mạng xã hội, chị dự tính sẽ làm clip chia sẻ lại quá trình chiến đấu kiên cường của ông cha ta dưới hầm địa đạo. "Chắc chắn rằng đây là nơi mà ai cũng phải đến một lần trong đời mới có thể thấu hiểu và cảm nhận được một cách chân thực nhất", chị nói.

Chị Thủy Tiên, đến từ TP.HCM quay nhiều video giới thiệu về địa đạo trên kênh TikTok 1 triệu người theo dõi

Chị Thủy Tiên, đến từ TP.HCM quay nhiều video giới thiệu về địa đạo trên kênh TikTok 1 triệu người theo dõi

Lê Nam

Anh Trần Thiết Hùng, 42 tuổi (sinh ra và lớn lên ở Củ Chi) có hơn 15 năm làm hướng dẫn viên khu địa đạo cho biết khách nội địa đến tham quan mỗi dịp lễ 30.4 - 1.5 khoảng 7.000 người. Trong đó, khách quốc tế thường chọn địa đạo Bến Đình, còn khách trong nước thường chọn khu Bến Dược.

Anh Trần Thiết Hùng có hơn 15 năm làm hướng dẫn viên du lịch tại địa đạo Củ Chi, bản thân anh cũng tự hào khi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này

Anh Trần Thiết Hùng có hơn 15 năm làm hướng dẫn viên du lịch tại địa đạo Củ Chi, bản thân anh cũng tự hào khi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này

Lê Nam

"Năm nay thấy đông hơn năm rồi. Lượng khách đến địa đạo càng ngày càng đông", anh Hùng chia sẻ.

Tháng 3 vừa qua, Địa đạo Củ Chi ra mắt tour đêm, nơi du khách được tham quan và trải nghiệm sinh hoạt vào buổi tối của người dân vùng giải phóng những năm 1960. Trải nghiệm này thu hút rất đông du khách và các bạn trẻ.

Tháng 3 vừa qua, Địa đạo Củ Chi ra mắt tour đêm, nơi du khách được tham quan và trải nghiệm sinh hoạt vào buổi tối của người dân vùng giải phóng những năm 1960. Trải nghiệm này thu hút rất đông du khách và các bạn trẻ.

Lê Nam

Bản thân anh Hùng cũng vô cùng tự hào khi sinh ra vào lớn lên ở vùng đất này vì gia đình của anh cũng đã nằm xuống ở vùng đất này. "Sau này lượng khách đến với địa đạo của mình nhiều, giúp người dân có công ăn việc làm và phát triển kinh tế địa phương. Khách nước ngoài phải nói khâm phục người dân mình. Địa đạo nhỏ hẹp, dù cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng vẫn chiến thắng được cường quốc số 1 thế giới".

Cảnh hiếm ở Thảo Cầm Viên ngày đầu nghỉ lễ: Khách thưa thớt, đến chỉ để... trốn nóng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.