>> Vụ chó dại cắn người ở Bắc Sơn: Dứt khoát tiêu diệt chó thả rông
>> Chó dại là chó nuôi trong dân thả rông
>> Bất an vì chó dại
>> Chó dại, chó lạ tấn công người ở Bắc Sơn
Số người bị chó cắn và chết vì bệnh dại tập chung chủ yếu tại các tỉnh phía bắc như Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Yên Bái, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai...
Nguyên nhân bệnh dại xuất hiện và gây thiệt hại nghiêm trọng được xác định là do công tác tiêm phòng chưa đạt yêu cầu khi cả nước hiện có khoảng 10 triệu con chó, nhưng tỷ lệ được tiêm phòng dại chỉ đạt dưới 60% và hiện tượng chó nuôi thả rông vẫn còn phổ biến.
Bộ NN-PTNT lưu ý nguy cơ bệnh dại lây lan ra diện rộng là rất cao và yêu cầu các địa phương đang có bệnh dại phải công bố dịch bệnh, nghiêm cấm vận chuyển và buôn bán chó trong vùng dịch, tiêm phòng bổ sung vắc xin dại cho toàn bộ chó, mèo trong vùng dịch, tổ chức bắt và xử lý chó thả rông.
Các tỉnh, thành trên cả nước tổ chức tuyên truyền sâu rộng về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại một cách hiệu quả; yêu cầu chủ vật nuôi tổ chức quản lý chó, khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, đeo rọ mõm và có người dắt; hướng dẫn người bị chó cắn đến ngay cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm phòng vắc xin bệnh dại để ngăn ngừa tử vong.
Các địa phương cũng phải tiến hành tiêm phòng bổ sung vắc xin dại, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 80% so với tổng đàn, tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán chó, mèo theo đúng quy định, ngăn chặn triệt để việc nhập lậu chó, mèo qua biên giới và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bùi Trần
Bình luận (0)