|
2 đập này được thiết kế để kiểm soát điều tiết xả lũ cho vùng Tứ giác Long Xuyên (gồm 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP.Cần Thơ) được vận hành trong năm 2000, thời gian sử dụng trong vòng 20 năm. Ban đầu 2 đập chỉ điều tiết lũ trong tháng 8 nhưng sau này phải gánh thêm điều tiết xả lũ cho lúa vụ 3 nên thân đập đã quá tải. Theo tính toán nếu vỡ đập sẽ có 14.000 - 20.000 ha lúa của 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và một phần TP.Châu Đốc (An Giang) bị ảnh hưởng.
Hiện Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang đã báo cáo tình trạng trên lên Tổng cục Thủy lợi và UBND tỉnh để tìm giải pháp thay thế, khắc phục. Trước mắt, chi cục đã đề nghị các địa phương khuyến cáo người dân không nên sản xuất lúa vụ 3 trong những vùng chưa an toàn. Theo ông Tiến, thông thường trong tháng 9 mới mở 2 đập xả lũ trên nhưng trước nguy cơ vỡ đập, chi cục đã có công văn gửi ngành chức năng An Giang, Kiên Giang và TP.Cần Thơ đề nghị xả lũ sớm trong tháng 8.
Thanh Dũng
>> Vụ vỡ đập Ia Krel 2: 4 đoàn kiểm tra những thiệt hại của người dân
>> Làm rõ nguyên nhân vỡ đập thủy điện Ia Krel 2
>> Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2: Vỡ tại vị trí cũ
>> Nguy cơ vỡ đập thủy lợi ở Bình Thuận
>> Chọn kịch bản 'vỡ đập Sông Tranh 2, 63 xã, phường bị ảnh hưởng
Bình luận (0)