|
Cụ thể, mở đầu bài viết, ông Gayou khẳng định: “Bằng cách phát hành bản đồ mới với đường 10 đoạn hồi tuần rồi, nước này muốn củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của họ ở các khu vực trên biển”. Theo chuyên gia Gayou, với tấm bản đồ này, TQ không chỉ tiếp tục thách thức dư luận khu vực và thế giới mà còn khắc sâu hơn vào tâm trí người dân nước này về “tính đúng đắn” của tuyên bố chủ quyền phi lý ôm gần trọn biển Đông. Ông cảnh báo, xu hướng này cực kỳ đang lo ngại vì nó góp phần tăng thêm áp lực chủ nghĩa dân tộc, mở đường để tìm kiếm sự ủng hộ của người dân trong trường hợp xảy ra xung đột do tranh chấp chủ quyền trong tương lai. Từ đó, chuyên gia Gayou kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ASEAN, có kế hoạch ứng phó những hành vi gây hấn ngày càng tăng của TQ.
Cùng ngày, chuyên trang The Interpreter thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy (Úc) đăng bài viết của cố vấn chính trị Hạ viện Philippines Richard Javad Heydarian nhận định tấm bản đồ mới cho thấy phát đi tín hiệu TQ xem tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông là “lợi ích cốt lõi quốc gia”. Ông Heydarian cũng cảnh báo về chủ nghĩa dân tộc đang được dung túng, kích động ở TQ khiến giới lãnh đạo nước này khó thỏa hiệp trong các vấn đề trên biển. Trong khi đó, biên tập viên Ankit Panda của chuyên trang The Dilpomat (Nhật) cho rằng bằng cách xuất bản bản đồ mới, TQ tiếp tục đẩy mạnh tạo ra sự đã rồi và có thể sẽ tiến tới lập vùng nhận diện phòng không ở biển Đông và tăng cường tuần tra khu vực.
Nhận định về tình hình biển Đông, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Politico (Mỹ), dự đoán sẽ mất thời gian dài mới có thể giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền khu vực. Ông Lý cho rằng các bên phải sống chung với nguy cơ xảy ra va chạm, sự cố, đối đầu và sự leo thang vì rất dễ xảy ra tính toán sai lầm.
Trung Quốc cho phép quân đội chặn ngư dân vào “vùng biển cấm” Theo một luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.8, quân đội TQ có quyền ngăn chặn ngư dân và “gián điệp nước ngoài” tiếp cận cái gọi là vùng biển bị cấm cũng như các địa điểm liệt vào dạng “cơ sở quân sự”, theo tờ South China Morning Post ngày 2.7. Luật mới được sửa đổi từ một đạo luật được ban hành vào năm 1990 và bổ sung thêm điều khoản về “vùng biển bị giới hạn”. Tuy nhiên, truyền thông và giới chức TQ không nói rõ phạm vi và địa điểm của các “vùng biển cấm” này. |
Văn Khoa
Bình luận (0)