Nguyệt thực toàn phần ngày 28.8.2007

29/08/2007 10:12 GMT+7

(TNO) Hôm qua 28.8, Mặt trăng đã đi vào vùng tối của Trái đất và đây là lần nguyệt thực toàn phần thứ 2 trong năm, lần đầu diễn ra vào ngày 3.3.2007.

Quá trình nguyệt thực diễn ra khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời (là khi Mặt trời - Trái đất - Mặt trăng thẳng hàng hoặc gần như thẳng hàng). Trên tất cả các điểm nằm ở bán cầu quay về Mặt trăng đều có thể nhìn thấy nguyệt thực. Nguyệt thực xảy ra trong những đêm trăng rằm, lúc ấy ta sẽ thấy Mặt trăng dần dần bị bóng Trái đất che khuất.

Trong lần nguyệt thực này, thời gian Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn bởi bóng của Trái đất kéo dài 90 phút. Sau đây là một số hình ảnh nguyệt thực từ một số nơi trên thế giới (Loạt ảnh từ spaceweather.com):


Mặt trăng sáng rõ ở phần dưới của nó, trong khi phần trên tối hơn, ảnh chụp từ Ohio, Mỹ.


Mặt trăng lúc này mờ như một cái đĩa màu đỏ thẫm. Màu đỏ thẫm này đến từ Mặt trời, do ánh sáng mặt trời được phản chiếu từ tầng khí quyển của Trái đất. Vì bước sóng của các tia vàng lục, lam, chàm, tím đều rất ngắn, nên hầu như toàn bộ đều bị lớp bụi và hơi nước trong khí khuyển Trái đất hấp thụ và làm tán xạ, chỉ còn các tia màu đỏ và mầu cam có bước sóng dài đủ sức xuyên qua tầng khí quyển của Trái đất phản chiếu lên Mặt trăng. Ảnh chụp từ California, Mỹ.


Loạt ảnh hành trình Mặt trăng đi vào vùng tối của Trái đất, ảnh chụp từ New South Wales, Australia.


Một chu kỳ nguyệt thực, Ảnh chụp từ Meadows, Australia.


Quang cảnh tuyệt đẹp với Mặt trăng như một cái đĩa màu đỏ giữa trời, ảnh chụp từ Ohio, Mỹ.

D.B (Theo spaceweather.com)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.