(TNO) Cùng với việc sửa chữa tuyến cáp quang biển AAG trong vòng 10 ngày (7.6 - 17.6), các nhà mạng đang khai thác tuyến cáp này đã tiến hành bổ sung thêm băng thông để đảm bảo dung lượng kết nối internet đi quốc tế cho người dùng.
Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway) - Ảnh: VNPT cung cấp
|
Trong khi đó, FPT Telecom cho biết bên cạnh việc sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng khi AAG ngừng hoạt động, đơn vị này sẽ bổ sung dung lượng kết nối quốc tế thêm 50 Gbps. Đây là biện pháp giúp ổn định việc truy cập internet đi quốc tế trong những ngày tuyến cáp quang AAG sửa chữa.
Đối với nhà mạng Viettel, đơn vị này cho biết đã chủ động triển khai xây dựng phương án khắc phục, bổ sung thêm dung lượng 60 Gbps kết nối trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển Liên Á (IA) và 2 hướng cáp quang đất liền đi qua ChinaTelecom và ChinaUnicom. Nhờ đó, khách hàng của Viettel sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố này, kể cả trong các khung giờ cao điểm.
Được biết, AAG là hệ thống cáp quang biển có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hồng Kông, Philippines và Mỹ (Guam, Hawaii và California).
AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuyến cáp có tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp Việt Nam góp vốn nhiều nhất, 40 triệu USD. AAG được chính thức đưa vào phục vụ từ ngày 10.11.2009. NEC và Alcatel-Lucent là hai công ty được giao phụ trách hoạt động khai thác tuyến cáp.
Chỉ 6 tháng đầu năm 2015, tuyến cáp quang biển AAG này đã 4 lần gặp sự cố gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối internet quốc tế.
AAG là kết quả sự hợp tác của 19 công ty viễn thông, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuyến cáp có tổng chi phí đầu tư khoảng 560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp Việt Nam góp vốn nhiều nhất, 40 triệu USD. AAG được chính thức đưa vào phục vụ từ ngày 10.11.2009. NEC và Alcatel-Lucent là hai công ty được giao phụ trách hoạt động khai thác tuyến cáp.
Chỉ 6 tháng đầu năm 2015, tuyến cáp quang biển AAG này đã 4 lần gặp sự cố gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối internet quốc tế.
Bình luận (0)