Thượng tọa Thích Minh Hạnh cho biết, mỗi cây cầu được xây dựng với kinh phí khoảng 100 triệu đồng. Mặt cầu rộng 2 - 3 m, chiều dài 30 m. Tiền vận động xây cầu chỉ dùng mua vật liệu, còn ngày công do đội làm cầu của chùa cùng người dân địa phương bỏ ra, chị em phụ nữ phụ lo cơm nước. Kẻ góp công, người góp của, hỗ trợ nhau để cầu nhanh chóng hoàn thành, đưa vào sử dụng, thay thế cầu khỉ, giúp người dân đi lại dễ dàng hơn.
tin liên quan
Kỳ lạ người đàn ông dành 2 công đất chôn cất hàng chục… người dưngTrong thời buổi tấc đất tấc vàng thì việc ông Phan Văn Tư (59 tuổi, ngụ KV Thới Trinh A, P.Thới An, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ) dành 2 công đất của gia đình để… chôn cất người dưng quả là hiếm thấy.
Nhờ có những chiếc cầu dân sinh như vậy mà bà con đỡ vất vả, nông sản vận chuyển nhanh chóng, bệnh nhân được đến trạm xá kịp thời, học sinh không còn phải chịu cảnh lấm lem vì té cầu khi đến lớp.
Ban đầu, cầu chỉ được xây dựng trong tỉnh Sóc Trăng. Dần dần, tiếng lành đồn xa, kinh phí do nhà sư đứng ra vận động được ngày càng nhiều. Nhờ vậy, việc xây cầu đã lan tỏa đến nhiều tỉnh lân cận như Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau… Đi đến đâu, công việc trên cũng được sự ủng hộ, đóng góp nhiệt tình của chính quyền và nhân dân địa phương.
Ghi nhận những đóng góp đặc biệt cho công tác thiện nguyện của thượng tọa Thích Minh Hạnh, Chủ tịch nước, Thủ tướng và UBND các tỉnh thuộc ĐBSCL đã tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho ông.
Bình luận (0)