Giàn khoan do VN chế tạo - ảnh: Nguyễn Long |
Theo ông Thái, lỗi của chủ đầu tư (CĐT) là phân chia các gói thầu không hợp lý, không có chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ phù hợp, khiến nhà thầu trong nước không có cơ hội tham gia. Vì ngại bóc tách, CĐT (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước) có xu hướng gộp gói thầu quá lớn so với khả năng sản xuất và cung cấp của nhà thầu trong nước.
Chia sẻ quan điểm trên, đại diện Viện Nghiên cứu tự động hóa, Bộ Công thương đúc kết: “CĐT của ta nghèo nhưng sang, vì ngại bóc tách các gói thầu nhỏ nên đấu thầu EPC (gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp - NV), đến cả cái hàng rào kim loại”.
Trong nước có thể làm được
Cần sửa Luật Đấu thầu Theo ông Nguyễn Văn Thụ, đã có rất nhiều chỉ thị mở cửa cho nhà thầu nội vào các DA lớn, nhưng chỉ thị và thực hiện lại cách nhau rất xa. Có những công trình hoàn toàn vay vốn trong nước vẫn sử dụng nhà thầu ngoại làm EPC. Vì vậy, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ và chế tài xử lý khi các CĐT không sử dụng thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được. Đồng thời sửa đổi Luật Đấu thầu, xem xét lại yếu tố giá thầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật. |
Theo ông Vũ Việt Kha, Tổng giám đốc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, DN này đủ sức và đã làm tổng thầu cho một số thiết bị xi măng công suất 500.000 tấn/năm, cải hoán lò đứng sang lò quay, đặc biệt sản xuất thành công cơ khí thủy công cho DA thủy điện. “Tập đoàn Điện lực (EVN) thường phải nhập thiết bị này của Nhật, Nga, nhưng chúng tôi sản xuất được cho thủy điện A Vương, Buôn Kop”.
Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2010 tỷ lệ sử dụng thiết bị máy móc trong nước của EVN là 51,8%, năm 2011 tỷ lệ dự kiến là 45,7%. Đáng chú ý hơn, tỷ lệ đó ở thủy điện Srepok 3 là 5,1%, các DA thủy điện còn lại có tỷ lệ cao hơn một chút.
Đại diện EVN cho rằng, vốn ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao thầu cho DN trong nước. “Kiểm điểm lại thì tất cả do nguồn vốn, khi vay vốn nước ngoài có nhiều ràng buộc”.
Mai Hà
Bình luận (0)