(TNO) Sáng nay 9.7, thí sinh cả nước bước vào ngày thi đầu tiên đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 với môn toán ở hai khối B và D; khối C thi môn địa lý.
>> Cõng thí sinh đến hội đồng thi
>> Thí sinh "gửi" ước nguyện kín cả chuông chùa
>> Thương hai chị em mồ côi đưa nhau đi thi đại học
>> Đi thi đại học bằng xe… thiết giáp
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc
>> Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc - Kỳ 2
>> Ước mơ vào đại học của thí sinh mắc bệnh xương thủy tinh
- Tải về Đề thi và Gợi ý giải đề thi đại học môn Địa khối C năm 2013: bản word / bản PDF
Ông Trần Văn Quang, Tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa: Phần về biển đảo không khó với học sinh
Nhìn chung đề thi địa lý năm nay các em học thuộc bài đều có thể làm được. Những câu hỏi liên quan đến biển Đông và chủ quyền lãnh thổ vùng biển không khó đối với học sinh, các em đều được học.
Có những câu hỏi đòi hỏi tư duy của học sinh như câu 1.2 về tỷ lệ dân thành thị của Việt Nam, câu 2.2 về ý nghĩa chiến lược của các đảo và quần đảo, câu 4.b phần nâng cao về việc sử dụng đất đai.
Với phần bài tập vẽ biểu đồ, yêu cầu vẽ biểu đồ và nhận xét không khó nhưng yêu cầu giải thích biểu đồ có phần đòi hỏi tư duy của học sinh.
Đối với đề thi này, học sinh khá có thể đạt 7 điểm, học sinh giỏi có thể đạt 9 điểm. Chỉ có khoảng 1,5 điểm yêu cầu tư duy sâu.
Trong tình hình mới, người ta quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề biển đảo, chủ quyền lãnh thổ vùng biển nên học sinh cũng sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Cô Đặng Thị Chiếu Huyền, giáo viên môn địa lý, Trường Trung học thực hành ĐH Sư phạm TP.HCM: Đề thi khuyến khích học sinh quan tâm đến chủ quyền biển đảo
Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12. Đề xoáy vô những phần nội dung lớn, quan trọng mà hầu như học sinh đều tập trung ôn tập, đặc biệt là học sinh thi khối xã hội.
Đề thi khuyến khích học sinh quan tâm đến chủ quyền biển đảo và các vấn đề kinh tế sát thời sự.
Cũng như đề thi địa các năm gần đây, đề thi năm nay có hai câu về biển Đông và kinh tế biển. Với nội dung này học sinh hoàn toàn không bỡ ngỡ mà còn có thể “tủ”.
Cụ thể, câu 1.1 (khái quát về biển Đông) hoàn toàn nằm trong chương trình sách giáo khoa.
Câu 2.1, 2.2 về khai thác kinh tế biển, an ninh vùng biển và khoáng sản biển cũng có trong nội dung học bài.
Các câu này đều rơi vào bài 8, bài 42 về tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc phòng biển ở biển Đông.
Phần thực hành theo trước đây thường sẽ là phần khó để phân loại học sinh. Tuy nhiên, đề thi năm nay phần thực hành cũng tương đối đơn giản và quen thuộc.
Câu suy luận trong đề ít và dễ chứ không khó (như câu 1.2 phần chung và hai câu phần tự chọn).
Với đề thi môn địa này, chỉ cần học thuộc bài, bám sát sách giáo khoa học sinh thì có thể đạt 8, 9 điểm. Vì vậy, điểm thi môn địa năm nay sẽ cao.
TS thích thú với đề địa lý Tại điểm thi ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), TS Vũ Quang Thiệu (ở Nghĩa Hưng C, Nam Định), dự thi khoa luật cho biết đề thi địa lý năm nay bám sát vấn đề nóng của thời sự là chủ quyền, biển đảo. Theo TS Thiệu, 3 ý đầu tiên khái quát biển Đông; thiên tai vùng biển; khái quát điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta; khai thác tài nguyên vùng biển nước ta, không khó để TS có thể khái quát được những ý chính và nêu dẫn chứng. TS Nguyễn Thị Huyền Trang, Trường chuyên Hùng Vương, Phú Thọ, đánh giá đề địa lý năm nay rất hay. TS Trang đánh giá cao câu hỏi Các đảo và biển đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. “Với đề địa như thế này, em nghĩ TS chăm chỉ theo dõi bản tin thời sự cũng như đọc báo chí có thể làm tốt mà không cần phải học sách giáo khoa như một con vẹt”, Trang nói. TS Phan Thị Hương Ly (trú Quảng Bình, thi vào ngành báo chí, ĐH Sư phạm Đà Nẵng) cho hay, đề địa vừa sức, em đặc biệt thích thú với câu hỏi phần biển đảo. “Thi tốt nghiệp THPT em cũng đã gặp phần thi này và làm bài tốt, nên cứ vậy tiếp tục phát huy trong câu hỏi này. Phần biển đảo là vấn đề thời sự nên tụi em rất quan tâm và ôn rất chắc” Ly nhận xét. Theo Ly phần khó nhất của đề địa là câu 4: Phân tích thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, bởi phần này nằm sau cùng chương trình học nên hầu hết tụi em chủ quan không ôn. |
- Đề thi đại học môn địa khối C năm 2013:
|
Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, Thanh Niên Online còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).
Sau khi kết thúc môn thi cuối của đợt 1 tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Lịch thi ĐH đợt 2, ngày 9-10.7, khối B, C, D và các khối năng khiếu:
* Thời gian tập trung: 6 giờ 30 buổi thi sáng và 13 giờ 30 buổi thi chiều. * Thời gian làm bài của mỗi môn thi tuyển sinh: |
Đón đọc bài giải gợi ý và nhận xét đề thi trên Báo Thanh Niên * Thanh Niên Online cập nhật liên tục Trên các số báo ra ngày 10 và 11.7, Báo Thanh Niên sẽ tặng thí sinh và bạn đọc phụ trương bài giải gợi ý, đáp án các môn thi ĐH đợt 2 của Bộ GD-ĐT. Những số báo này còn có thông tin đầy đủ, phân tích sâu về đề thi, tình hình mùa thi năm nay, dự kiến điểm sàn cũng như nhiều tin tức hữu ích liên quan đến kỳ thi. Thanh Niên Online sẽ cập nhật liên tục gợi ý giải đề thi, nhanh chóng có đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT. Thanh Niên Online sẽ mời các chuyên gia là giáo viên, giảng viên từ các trường THPT, ĐH nhận xét đề, tư vấn nhiều thông tin bổ ích cho thí sinh các môn tiếp theo. Chúc thí sinh đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH. |
Thanh Niên Online
Bình luận (0)