>> Hạn chế nguy cơ dị ứng mỹ phẩm
>> Phát hiện cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả quy mô lớn
>> Coi chừng mỹ phẩm dỏm
>> WHO cảnh báo mỹ phẩm chứa thủy ngân
>> Xem tuổi mỹ phẩm
>> Làm gì khi “kẹt” mỹ phẩm
|
Đó là trường hợp của chị N.T.T, 31 tuổi ở Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trước khi nhập viện, chị T. có đến làm đẹp tại một Spa ở Hà Nội. Tại đây chị được nhân viên giới thiệu sử dụng một sản phẩm kem trắng da toàn thân với giá 1 triệu đồng/hộp.
Về nhà, chỉ vài tiếng sau khi bôi kem trắng da toàn thân này chị T. bắt đầu thấy ngứa ngáy khó chịu và mức độ ngày càng nặng nề: mẩn đỏ toàn thân, ngứa. Thậm chí bề mặt da phồng thành các bọng nước giống như vết phỏng tại vùng bôi lớp kem dày.
Theo bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai, bệnh nhân T. được xác định bị viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm.
Bác sĩ Khánh lưu ý, tất cả các loại mỹ phẩm dù được quảng bá là an toàn, không kích ứng như sữa rửa mặt, dung dịch tẩy trang, nước hoa hồng, kem chống nắng, kem chống nhăn, kem dưỡng ngày, dưỡng đêm, son môi, phấn má, phấn mắt hay kem trắng… đều có nguy cơ gây dị ứng.
Trong trường hợp cấp tính, phản ứng dị ứng có thể xảy ra sớm trong 24 giờ sau khi sử dụng nhưng cũng có thể chậm hơn, sau nhiều ngày mới xuất hiện.
Biểu hiện thường gặp nhất là da tại vùng sử dụng mỹ phẩm bị đỏ, sưng nề, nổi sần, ngứa, xuất hiện các mụn nước. Tình trạng này về lâu dài có thể gây sạm da, nhăn da.
Theo bác sĩ, để hạn chế thấp nhất hậu quả do dị ứng mỹ phẩm, trước khi dùng mỹ phẩm phải kiểm tra sản phẩm bằng cách bôi kem trên bề mặt da với diện tích khoảng 1 cm2 trong 3 ngày liên tục. Không thấy phản ứng bất thường, khó chịu mới sử dụng rộng hơn. Cần dừng sử dụng sản phẩm và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường (ngứa, phỏng rát, nổi mẩn đỏ...).
Nam Sơn
Bình luận (0)