Nhật phản đối UNESCO công nhận tài liệu về vụ thảm sát Nam Kinh

10/10/2015 14:19 GMT+7

(TNO) Nhật Bản ngày 10.10 phản đối Tổ chức UNESCO quyết định phong tặng những tài liệu liên quan đến vụ thảm sát Nam Kinh là Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO).

(TNO) Nhật Bản ngày 10.10 phản đối Tổ chức UNESCO quyết định phong tặng những tài liệu liên quan đến vụ thảm sát Nam Kinh là Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO).

Bảo tàng Thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc - Ảnh: ReutersBảo tàng Thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Trước đó ngày 9.10, UNESCO nhất trí phong tặng Di sản tư liệu thế giới cho những tài liệu - theo yêu cầu của Trung Quốc - ghi chép lại những vụ thảm sát và hiếp dâm hàng loạt của lính Nhật sau khi thành phố Nam Kinh của Trung Quốc thất thủ vào năm 1937, theo AFP.
Vụ thảm sát Nam Kinh là một vấn đề nhạy cảm trong quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, và Bắc Kinh cáo buộc Tokyo không biết chuộc lỗi tội ác diệt chủng ở Nam Kinh.
Nhật Bản kêu gọi UNESCO không đưa những tài liệu về thảm sát Nam Kinh vào Chương trình Ký ức thế giới, đồng thời cáo buộc UNESCO bị chính trị hóa.
“Thật đáng tiếc khi một tổ chức quốc tế lẽ ra phải trung lập và công bằng khi cân nhắc Di sản tư liệu thế giới. Với tư cách là một thành viên của UNESCO, chính phủ Nhật Bản sẽ nỗ lực thúc đẩy cuộc cải tổ chương trình này của UNESCO để nó không bị lợi dụng vì mục đích chính trị”, theo thông cáo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
UNESCO đưa ra quyết định công nhận những tài liệu về thảm sát Nam Kinh là Di sản tư liệu thế giới sau tiến trình đánh giá những tài liệu được ứng cử từ 40 quốc gia khác nhau, kéo dài hai năm.
Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong thập niên 1930 và hai quốc gia này trong tình trạng chiến tranh toàn diện kể từ năm 1937 cho đến khi Nhật bại trận trong chiến tranh thế giới lần 2 vào năm 1945, theo AFP.
Trung Quốc cho biết 300.000 người thiệt mạng trong vụ quân Nhật thảm sát, hiếp dâm kéo dài 6 tuần sau khi tiến vào thành phố Nam Kinh vào năm 1937.
Một số học giả nước ngoài cho rằng số nạn nhân thấp hơn con số mà Bắc Kinh công bố, trong khi một số học giả khác cho rằng không có vụ thảm sát Nam Kinh. Và chính phủ Nhật bác bỏ cáo buộc quân Nhật phạm tội ác diệt chủng ở Nam Kinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.