Nhiều lãnh đạo coi chuyên viên CNTT như thợ sửa máy tính

02/05/2015 00:00 GMT+7

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà (ảnh) khẳng định như vậy khi trao đổi với PV Thanh Niên về chương trình cải cách hành chính của TP.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà (ảnh) khẳng định như vậy khi trao đổi với PV Thanh Niên về chương trình cải cách hành chính của TP.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND Q.1, TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
TP.HCM xác định công nghệ thông tin (CNTT) là nội dung quan trọng tạo đột phá cải cách hành chính. Vậy tại sao có những sở ngành, quận, huyện lại ì ạch trong vấn đề này, điển hình như website của nhiều đơn vị rất nguội lạnh như Báo Thanh Niên từng phản ánh?
Ảnh: NVCC
       
Các đây 15 năm, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu của yếu kém là nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT chưa đầy đủ. 15 năm sau nhận thức này vẫn chưa được nâng lên và Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị nêu đích danh là do tư duy và nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CNTT của nhiều cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa thực sự đầy đủ. Đây là nguyên nhân chính cản trở phát triển ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.
Phải chăng vai trò của CNTT chưa được đề cao đúng mức nên vẫn còn tình trạng người dân bị nhũng nhiễu vì quy trình giải quyết hồ sơ thiếu sự giám sát, minh bạch?
Nhiều lãnh đạo chỉ coi chuyên viên CNTT như một anh thợ sửa máy tính, đối xử ngang bằng người thợ sửa chữa lặt vặt trong cơ quan. Lãnh đạo không biết sử dụng máy tính, không biết CNTT giúp mình giám sát, kiểm tra tốt hơn công việc của cấp dưới.
TP.HCM có một cửa điện tử đầu tiên của cả nước
và đang là nơi duy nhất của VN cung cấp tỷ lệ hồ sơ đúng hạn (trễ hạn) của 24 quận, huyện, nhiều sở ngành một cách tự động và 24/7. Thế nhưng, không có mấy lãnh đạo biết về hệ thống này, biết về ích lợi của hệ thống này. Có công cụ sắc bén trong tay mà không biết sử dụng thì không thể nâng cao hiệu quả quản lý
 
TP.HCM có một cửa điện tử đầu tiên của cả nước và đang là nơi duy nhất của VN cung cấp tỷ lệ hồ sơ đúng hạn (trễ hạn) của 24 quận, huyện, nhiều sở ngành một cách tự động và 24/7. Thế nhưng, không có mấy lãnh đạo biết về hệ thống này, biết về ích lợi của hệ thống này. Có công cụ sắc bén trong tay mà không biết sử dụng thì không thể nâng cao hiệu quả quản lý.
Có những quận, huyện, sở ngành tỷ lệ giải quyết hồ sơ không đúng hạn chỉ vài phần trăm, nhưng trong vài phần trăm đó là số lượng cả chục ngàn hồ sơ của người dân?
Đây là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Có công cụ cho lãnh đạo theo dõi được rồi thì trách nhiệm của anh là đôn đốc, kiểm tra, thậm chí là kỷ luật những cá nhân chậm trễ. Đấy là trách nhiệm của người sử dụng công cụ, chứ không còn là trách nhiệm của CNTT nữa.
TP đã tạo hệ thống thư điện tử dùng chung cho cán bộ, công chức để đẩy nhanh việc xử lý công vụ, hồ sơ hành chính nhưng vì sao tỷ lệ sử dụng của lãnh đạo chỉ mới hơn 50%?
UBND TP đã chỉ đạo Sở TT-TT nắm lại danh sách để TP yêu cầu những lãnh đạo, cán bộ, công chức chưa sử dụng buộc phải sử dụng. Những người chưa biết sử dụng thì sẽ có hướng dẫn, tập huấn cụ thể. Nếu vẫn cứ kiên quyết không chịu sử dụng hộp thư điện tử thì TP sẽ công khai danh sách.
Thủ tướng Chính phủ đã kiên quyết yêu cầu loại khỏi bộ máy cán bộ không đáp ứng yêu cầu. Vậy lâu nay việc chế tài về sự lơ là ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước trên địa bàn TP liên quan đến cải cách hành chính như thế nào?
Thực tế là chúng ta đã có chế tài nào đâu. Đây là một bất cập, nhưng tôi nghĩ chế tài cao nhất là phải để cho người dân giám sát quy trình giải quyết hồ sơ. Khi người dân, lãnh đạo biết được từng công chức giải quyết hồ sơ đúng hạn hay trễ hạn nhiều thì công chức đó sẽ tự sửa mình, trước khi bị sửa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.