Nhiều phát hiện quan trọng từ khảo cổ học

17/09/2015 20:24 GMT+7

(TNO) Ngày 17.9, tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế), đã khai mạc hội nghị công bố Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2015.

(TNO) Ngày 17.9, tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế), đã khai mạc hội nghị công bố Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2015.

(TNO) Ngày 17.9, tại TP.Huế (Thừa Thiên-Huế), đã khai mạc hội nghị công bố Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2015.

Nhiều phát hiện quan trọng từ khảo cổ học 1 2
Nhiều phát hiện quan trọng từ khảo cổ học 1 3
Nhiều phát hiện quan trọng từ khảo cổ học 1 4Hình ảnh, hiện vật khảo cổ học di tích thành Cổ Loa - Ảnh chụp lại từ tư liệu 
Hội nghị đã công bố 356 báo cáo khảo cổ học (KCH) của các tác giả trong và ngoài nước, liên quan đến các chuyên ngành KCH Thời đại đá (51 báo cáo); chuyên ngành KCH Thời kim khí (59 báo cáo); KCH Lịch sử (180 báo cáo) và KCH Chăm Pa, Óc Eo và khảo cổ học dưới nước (58 báo cáo).
PGS-TS Bùi Văn Liêm, Phó viện trưởng Viện khảo cổ học - Viện hàn lâm khoa học xã hội VN, cho biết trong những báo cáo KCH được công bố, có những báo cáo KCH cung cấp những phát hiện đặc biệt quan trọng. Đơn cử như KHC di tích Cổ Loa, cung cấp nhận thức lại lập luận của các học giả trước đây cho rằng không có nhà nước ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng cho đến sau khi Trung Quốc tới. Từ kết quả KCH thành Cổ Loa, cho thấy đã có một nhà nước thời tiền sử phát triển mạnh mẽ, tồn tại từ nhiều thế kỷ trước đó hơn các quốc gia nổi tiếng như AngKor, Champa…của Đông Nam Á.
Kết quả KCH thành Luy Lâu cũng đóng góp nhiều tư liệu quan trọng về di tích thành Luy Lâu và lịch sử giai đoạn 10 thế kỷ đầu Công nguyên.
Kết quả KCH di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đã xác định được tầng văn hóa liên tục từ thời Đại La qua thời Lý - Trần - Lê sơ - Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn, làm rõ không gian kiến trúc khu vực chính điện Kính Thiên thời Lê Trung Hưng, nằm chồng lên không gian điện Kính Thiên thời Lê sơ và xác định được không gian kiến trúc thời Lý.
Kết quả KCH Khu di sản văn hóa Danh thắng Tràng An, đã phát hiện khu vực này là nơi sản xuất gốm men thời Trần; kết quả KCH khu vực lò gốm Trường Cửu (Bình Định) cũng đã phát hiện nhiều hiện vật cho thấy mối quan hệ giữa Chăm Pa và Đại Việt trong lịch sử; kết quả KCH tại di tích chùa Lò Gạch (Trà Vinh) cho thấy những kiến trúc Phật giáo có niên đại khoảng thế kỷ 8, 9 mang những đặc điểm tiêu biểu của truyền thống văn hóa Óc Eo ở miền tây Nam bộ với những ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Ấn Độ…
Hội nghị diễn ra trong 3 ngày từ 17-19.9, do Viện khảo cổ học VN phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.