Từ sáng sớm 8.2 (23 tháng chạp), khắp TP.HCM từ chợ lớn đến chợ nhỏ, mặt hàng bán chạy nhất chính là các lễ vật cúng ông Táo. Nếu người miền Bắc với quan niệm ông Táo cưỡi cá chép thì với người dân Nam bộ, ông Táo lại di chuyển bằng “cò bay ngựa chạy”, trong khi người Hoa lại quan niệm dùng mía cây làm thang.
tin liên quan
Người Hà Nội dẫn trẻ nhỏ đi thả cá cúng ông TáoMột trong những thứ không thể thiếu trong việc “đưa ông Táo về trời” đó là trang phục và lộ phí. Một bộ áo mão cho ông Táo giá trung bình là 50.000 đồng, những trang phục cầu kỳ hơn lên tới hơn 100.000 đồng/bộ. Các loại giấy, tiền vàng mã cũng được gói thành bộ, đủ loại với giá từ 30.000 - 50.000 đồng, ngoài ra khách cũng có thể mua thêm tùy thích. “Mức giá này cũng không cao so với mọi năm, nhưng bù lại là nhu cầu cao, bán được nhiều nên có thêm ít tiền lời trong ba ngày tết”, chị Thúy, một tiểu thương ở chợ Bà Chiểu (TP.HCM), cho biết. Không chỉ có ở các chợ, những lễ vật này còn được nhiều người bán hàng rong đưa đến mọi ngõ ngách của thành phố để phục vụ những người không có điều kiện đi chợ.
tin liên quan
Người Sài Gòn sắm sanh mua cá chép, đưa ông Táo về trờiCác tiểu thương cho biết, vào ngày cúng ông Táo, nhu cầu mua sắm bắt đầu tăng mạnh và chính thức từ ngày này, người dân bắt đầu đi chợ tết. Do nhu cầu tăng nên hầu hết các mặt hàng cũng tăng theo và giữ giá kéo dài cho đến tết, thậm chí là sau tết. Chị T.Xuân (Q.3, TP.HCM) chia sẻ: Cúng tiễn ông Táo là một phong tục, mình cũng muốn giữ nhưng không rập khuôn phải có cá hay mía mà chỉ đơn giản là cúng hoa quả với lòng thành tâm cầu mong bình an trong năm mới.
Bình luận (0)