Viêm dạ dày cấp
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Viết Hậu, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, trong rất nhiều bệnh lý nghề nghiệp mà nhân viên y tế thường mắc phải thì viêm dạ dày cấp được xem là một trong các loại bệnh thường gặp, đặc biệt là nhân viên làm trong môi trường cấp cứu.
Do tính chất công việc, nhân viên cấp cứu thường xuyên ăn uống không đúng giờ, ăn chiều cho cữ trưa, ăn tối cho cữ chiều, thậm chí nhịn đói cả ca trực là điều thường ngày.
Thức khuya và những căng thẳng khi làm việc tại môi trường cấp cứu gây stress cũng là yếu tố không nhỏ làm bệnh dạ dày thường xuyên tái phát và không thể dứt hẳn.
Viêm mũi xoang
“Những người làm trong môi trường y tế được xem là có yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm xoang tiến triển”, giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nhận định.
Đặc biệt, là các bác sĩ, nhân viên y tế thường xuyên khám và điều trị cho người bệnh bị viêm đường hô hấp trên. Khi phản ứng viêm xảy ra, các niêm mạc sưng lên, các lỗ thông bị hẹp lại, dịch ứ đọng, gây phản ứng viêm.
Để phòng bệnh, nhân viên y tế cần môi trường làm việc, sống sạch sẽ, thoáng mát, mang khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tăng cường hệ thống miễn dịch bằng việc ăn rau quả, trái cây, chích ngừa đầy đủ, tránh stress và tập thể dục đều đặn.
Suy giãn tĩnh mạch
Bác sĩ Lê Quang Đình, Khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chưa được xác định chính xác, rõ ràng. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về tĩnh mạch như do tuổi tác, nghề nghiệp, đặc biệt phải đứng nhiều, di truyền hoặc mang thai.
Bác sĩ ngoại khoa hoặc các điều dưỡng trong phòng mổ là một trong các nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao. Đặc biệt, một khi đã bệnh thì dễ dẫn đến diễn tiến nặng.
|
Nhân viên y tế phòng bệnh bằng việc thay đổi tư thế trong khi mổ, hoặc những ca mổ kéo dài thì nên mang vớ y khoa. Với công việc buộc phải đứng liên tục thì nên thay đổi tư thế thường xuyên, cố gắng chạy tại chỗ hoặc đứng nhón gót chân liên tục 15 - 20 lần cho mỗi lần tập, nó sẽ giúp làm giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch.
Nhân biên y tế nên mang giày đế mềm, gót thấp, tập những môn thể thao có động tác nhẹ nhàng và nên kê chân cao khi ngủ.
tin liên quan
10 loại thực phẩm giúp trẻ lâu mà các bác sĩ thường ănBên cạnh đó, tại nơi làm việc, có thể tranh thủ sử dụng thang bộ, ngồi đúng tư thế, tránh ngồi xếp, gấp chân và nên vận động tại chỗ.
Ngoài ra, chúng ta có thể phòng ngừa trong sinh hoạt bằng cách ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc… tránh bị táo bón, cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Lao phổi
Theo phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lê Tiến Dũng, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Các y bác sĩ, điều dưỡng phải thức đêm thường xuyên, làm việc không có giờ giấc cố định, thường xuyên tiếp xúc gần với người bệnh lây nhiễm. Đây lại là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên y tế đặc biệt có nguy cơ dễ bị lây nhiễm bệnh, trong đó có bệnh lao phổi.
Nhân viên y tế dễ bị nhiễm với vi khuẩn lao. Đây là loại vi khuẩn có thể sống rất lâu ở môi trường ngoài cơ thể. Chúng có thể tồn tại rất lâu ở các nơi như phòng bệnh, nhà vệ sinh, nơi công cộng, xe buýt… và lây bệnh.
Vi khuẩn lao cũng tồn tại trong không khí, nên dễ lây khi hít phải các giọt bắn của người bệnh lao hắc hơi, ho, thở ra.
Ngoài ra, nhân viên y tế còn có thể bị lây nhiễm cúm, thủy đậu, viêm phổi...; bị lây do tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người bệnh trong quá trình phẫu thuật, chăm sóc người bệnh, lấy máu xét nghiệm, làm thủ thuật các bệnh như viêm gan siêu vi B,C, HIV - AIDS…
Bình luận (0)