Những bệnh thường gặp ở trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa

04/11/2021 08:00 GMT+7

Sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm, dị ứng… là những bệnh thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao mùa.

Tại sao thời điểm giao mùa dễ gây bệnh?

Hiện tại, thời tiết đang chuyển lạnh và mưa nhiều ở cả ba miền, thường lạnh vào buổi sáng, nắng vào giữa trưa và mưa vào buổi chiều. Chính kiểu thời tiết “sáng nắng chiều mưa” thất thường này khiến hệ miễn dịch không kịp thích ứng dẫn đến dễ mắc bệnh. Mặt khác, thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao cũng là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm… sinh sôi nhanh và phát tán mầm bệnh trong không khí.

Giao mùa là thời điểm khiến trẻ dễ mắc bệnh

Chuyên gia CKII Hoàng Quốc Tưởng - Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM cho biết, bệnh giao mùa thường “tấn công” người già, trẻ nhỏ, người mắc các bệnh lý nền, người có sức đề kháng yếu, phụ nữ mang thai… Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vì hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh, sức đề kháng thấp.

“Điểm danh” các bệnh thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa

Theo ông Tưởng, trang bị những kiến thức về bệnh giao mùa thường gặp sẽ giúp bố mẹ biết cách chăm sóc con khỏe mạnh và tránh được nguy cơ mắc bệnh cũng như không để diễn tiến nặng.

Cách phân biệt Covid-19 và sốt xuất huyết

nguồn: Edoctor

- Sốt xuất huyết: Thống kê của Bộ Y tế đến 10.2021 cả nước ghi nhận 49.113 ca mắc, 18 trường hợp tử vong và dự báo tiếp tục gia tăng trong mùa lạnh. Khi bị sốt xuất huyết thường sẽ bị sốt và xuất huyết dưới da, kèm theo những cơn đau đầu, nhức mỏi người dữ dội.

ÔngTưởng đặc biệt lưu ý, trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc thì các triệu chứng của sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó mọi người cần hết sức chú ý và khai báo với nhân viên y tế về các yếu tố dịch tễ cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc.

- Các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên (Cảm cúm, sốt siêu vi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…): Thời tiết chuyển mùa làm gia tăng các ca bệnh liên quan đến đường hô hấp trên, với các triệu chứng như bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, ho, đau họng... Bố mẹ cần lưu ý, các bệnh liên quan đến hô hấp trên thường có các triệu chứng giống nhau dẫn đến sự chủ quan, tự điều trị cho trẻ ở nhà hoặc sử dụng đơn thuốc cũ. Điều này rất nguy hiểm, vì với những bệnh như viêm phổi, viêm tiểu phế quản nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến biến chứng nặng,

- Tay chân miệng:Bệnh tay chân miệng được nhận biết với những nốt mọng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Bệnh tiến triển nặng có thể gây khó thở, nôn, co giật… Do đó, bố mẹ cần cảnh giác mỗi khi vệ sinh cơ thể cho con, nếu phát hiện có dấu hiệu tay chân miệng cần đưa đi khám sớm.

Chọn đúng “bạn đồng hành” giúp bảo vệ sức khỏe lúc giao mùa

Bộ đôi Hapacol 250 và Hapacol 650 bảo vệ sức khỏe gia đình

Chuyên gia Hoàng Quốc Tưởng khuyến cáo, để giúp trẻ luôn khỏe mạnh vào thời điểm chuyển mùa thì việc tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ là điều bố mẹ cần hết sức lưu ý. Việc đầu tiên là nên tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ. Ngoài các mũi tiêm trong chương trình mở rộng có thể tiêm thêm các mũi vắc xin cúm, vắc xin Hib (phòng viêm phổi, viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng), vắc xin Rota phòng tiêu chảy…

Cần đa dạng khẩu phần ăn và thực phẩm hằng ngày cho trẻ, uống đủ nước, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi; Bên cạnh đó luôn tạo thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi.

Cần giữ vệ sinh nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ chăn màn, lau chùi bàn ghế, vật dụng trong nhà nhằm hạn chế hạn chế các tác nhân gây bệnh. Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ luôn sạch sẽ, tắm rửa bằng nước ấm, rửa tay bằng xà phòng… cũng là cách ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm.

Chuyên gia Hoàng Quốc Tưởng cũng nhấn mạnh rằng, các bệnh giao mùa trên đều có chung 1 triệu chứng là sốt cao kéo dài, khiến trẻ hay quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn… Vì thế, để hỗ trợ cho việc điều trị, bố mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol để sử dụng khi trẻ sốt cao trên 39 độ.

Hiện nay, Hapacol có chia sẵn liều lượng phù hợp cho từng đối tượng như Hapacol 80 dành cho trẻ từ 5 - 8kg, Hapacol 150 dành cho trẻ nặng 10 - 15kg; Hapacol 250 cho trẻ nặng 16 - 25kg nên rất thuận lợi cho mẹ lựa chọn và sử dụng. Thuốc có mùi cam, vị ngọt dễ uống, hạ sốt nhanh giúp nhiều trẻ vượt qua tâm lý sợ đắng để hợp tác với mẹ khi cần uống thuốc. Vì thế, mẹ có thể chọn Hapacol để làm bạn bạn đồng hành trong những lần con sốt, trẻ vẫn giữ được trạng thái vui vẻ, hoạt bát, ngủ ngon vào ban đêm.

Ngoài ra, bất cứ ai cũng có thể mắc các bệnh giao mùa, vì thế chuẩn bị sẵn Hapacol 650 với 650mg paracetamol dành cho người lớn sẽ giúp tạo “lá chắn” cho sức khỏe, mọi người yên tâm hơn khi những đợt không khí lạnh đang bắt đầu gia tăng vào thời điểm cuối năm.

Hapacol 250 chứa 250mg Paracetamol dạng sủi bọt hòa tan nhanh trong nước giúp giảm các các triệu chứng cảm sốt cho bé.

Hapacol 650 sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn Japan - GMP, có hàm lượng paracetamol phù hợp với thể trạng người Việt Nam, giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Thuốc còn giảm đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng; hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

GPQC: 1/2021/XNQC/QLD, 2/2021/XNQC/QLD và 24e/2021/XNQC/QLD

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.