Những bóng hồng băng qua 'tâm bão' Covid-19: Nữ tài xế GoCar xem xe là nhà, từ thiện là lẽ sống

20/10/2021 09:50 GMT+7

Rong ruổi trên những hành trình với công việc vốn được cho là của đàn ông để thỏa mãn đam mê lái xe, chị Mỹ luôn tìm thấy lẽ sống ở các hoạt động đóng góp cho cộng đồng. Thích được “làm chủ tốc độ” và đi đây đó, chị Hương Mỹ (38 tuổi, ngụ TP.HCM) gắn bó với nghề tài xế được 16 năm.

Đặt taxi công nghệ GoCar vào những ngày dịch vụ này bắt đầu thử nghiệm những chuyến xe thương mại đầu tiên, tôi thực sự ấn tượng với sự thân thiện, năng động của nữ tài xế Hương Mỹ. Chị say sưa kể chuyện về công việc của mình, giọng nói và ánh mắt luôn toát lên sự lạc quan.

Chạy xe 2 bánh, nuôi niềm đam mê với xe 4 bánh

Năm 2005, dành dụm được ít tiền sau thời gian làm quản lý học viên cai nghiện, chị Hương Mỹ rời Bình Phước lên Sài Gòn thuê phòng trọ, đăng ký học lái xe.

Chị Mỹ có 16 năm kinh nghiệm làm tài xế xe 4 bánh

vũ phượng

Mặc cho mẹ chị ngăn cản vì cho rằng đây là nghề của đàn ông, chị Hương Mỹ vẫn rong ruổi gần hết mảnh đất chữ S của Việt Nam trên chiếc xe 4 bánh: “Tôi mê làm chủ tốc độ, được đi đây đó gặp nhiều người. Ai nói nghề tài xế không hợp với nữ chứ tôi thấy rất tuyệt vời, không bị nắng, không bị mưa, dừng đèn xanh đèn đỏ không phải chống chân. Còn nếu nói khó thì nghề nào cũng có cái khó của nó, miễn là thích thì mình sẽ vượt qua được”, chị Hương Mỹ tự hào kể.

Là người phụ nữ cá tính, năng động, gia đình yên tâm khi chị Mỹ theo nghề

vũ phượng

Như nhiều tài xế nam, chị Mỹ tự mày mò sửa máy móc của xe

vũ phượng

VIDEO: Nữ tài xế GoCar và 16 năm theo đuổi đam mê ôm vô lăng
vŨ pHƯỢNG

Hơn chục năm trước, nghề nữ tài xế rất khó xin việc làm, chị Mỹ cũng trầy trật lắm mới được một nhà hàng ở huyện Hóc Môn nhận vào làm với mức lương chưa bằng một nửa của tài xế nam có cùng khởi điểm. Vậy nhưng, chị nhớ lại, nếu nhà hàng không trả lương chị vẫn sẽ làm để lấy kinh nghiệm bổ sung cho tấm bằng lái xe mới coóng. Sau đó, chị chạy xe tải giao hàng, taxi truyền thống rồi tới taxi công nghệ.

Này là tôi và bạn tình nguyện viên tự cắt trong những ngày đi chống dịch khi lái xe cho GoCar. Suốt ngày mặc bảo hộ kín mít, mồ hôi nhễ nhại nên tôi đành cắt phăng đi

chị Mỹ kể về mái tóc của mình

16 năm làm nghề, không ít lần chị Mỹ gặp khách say xỉn, giật tiền, thậm chí là khách có ý đồ sàm sỡ. “Có lần khách nam ngồi băng sau cứ chồm lên trước, ghé sát tai tôi hỏi này hỏi kia. Tôi nghiêm nghị yêu cầu khách lịch sự, nếu còn như vậy nữa thì tôi sẽ mời xuống xe hoặc chở thẳng vào đồn công an. Tôi đếm có 7 lần bị giật tiền nữa, có người tôi còn lưu trong danh bạ là “nợ tiền chưa trả” đây mà lâu quá tôi quên luôn họ nợ bao nhiêu, trong hoàn cảnh nào rồi”, chị phì cười.

Tính cách cởi mở, thân thiện, đi tới đâu chị Mỹ cũng có thêm bạn bè

vũ phượng

Năm 2018, chị Mỹ đăng ký chạy thêm xe 2 bánh của GoViet, tức là Gojek bây giờ. Nữ tài xế bộc bạch: “Sáng, trưa, chiều, tối, cứ mở app là tôi chạy liên tục, không từ chối bất kỳ cuốc nào. Xa gần gì tôi cũng chạy, đêm khuya cũng chạy, đi tỉnh cũng chạy. Nói chung có khách là tôi chạy, tỷ lệ nhận khách lúc nào cũng là 100%. Nhờ vậy, tôi có tiền trả nợ xe hơi mua trả góp người thân, gửi tiền về cho ba mẹ, mua sắm đồ dùng trong nhà, phụ nuôi 2 em học đại học. Ba tôi tự hào đi khoe khắp xóm có con gái chạy xe ở Sài Gòn”.

Chị cảm thấy nghề chạy xe công nghệ “văn minh” hơn, được khách hàng niềm nở, ít bị kỳ thị giới tính. Chế độ lương thưởng, đãi ngộ hợp lý khiến chị Mỹ quyết tâm gắn bó với Gojek, nhưng chị vẫn đau đáu mong ngày được quay trở lại lái xe 4 bánh.

Là phụ nữ, nhất định phải đẹp

vũ phượng

Lấy đam mê để nuôi lẽ sống

Không chỉ là người “đam mê tốc độ”, chị Mỹ còn được biết đến như một con người xốc vác trong các hoạt động cộng đồng. Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần này, suốt từ hồi tháng 5, người phụ nữ với thân hình nhỏ bé vắng nhà liên miên để góp sức cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.

Đầu tiên, chị đăng ký trực cùng lực lượng chức năng tại các chốt. Sau đó, biết ký túc xá ĐH Quốc Gia đang thiếu nhân lực hỗ trợ người F1 cách ly, chị xung phong làm công tác hậu cần, không nề hà bất cứ công việc gì.

Là tài xế GoCar từ những ngày đầu, chị Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào công việc

vũ phượng

Là tài xế GoCar từ những ngày đầu, chị Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào công việc

vũ phượng

Đến khi tình hình dịch bệnh phức tạp, F1 được cách ly tại nhà để nhường chỗ điều trị cho F0, chị Mỹ lại tham gia đội tiêm vắc xin, đảm nhiệm việc điều phối người dân. Vì đeo khẩu trang, chị phải nói to và nói nhiều lần, tối về nhiều khi cổ đau rát không thể nào ăn được.

Ngày trước khi chạy xe 2 bánh với Gojek, tôi tiết kiệm được 500.000 đồng mỗi ngày sau khi trừ chi phí. Tôi mong xe 4 bánh sẽ mang lại cho tôi nhiều hơn. Như vậy, niềm hạnh phúc khi theo đuổi đam mê sẽ thực sự trọn vẹn

Nữ tài xế bày tỏ

Tháng 8.2021, khi nghe tin Gojek mở dịch vụ GoCar để ưu tiên phục vụ lực lượng y tế tuyến đầu, chị Hương Mỹ hăng hái đăng ký liền, trở thành 1 trong 50 tài xế đầu tiên tham gia Biệt đội GoCar - Xông pha chống dịch. Chị cảm thấy công việc này là sự kết hợp hoàn hảo giữa đam mê lái xe hơi và sở thích giúp đỡ cộng đồng.

Suốt một tháng ròng tham gia chiến dịch của GoCar, chị tạm xa nhà để đảm bảo tiêu chí “3 tại chỗ” trong công tác phòng dịch, hằng ngày đưa đón các y, bác sĩ, vận chuyển bình ô xy, thực phẩm hỗ trợ các bệnh viện.

Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của nữ tài xế

vũ phượng

Tham gia Biệt đội GoCar - Xông pha chống dịch. chị cảm thấy công việc này là sự kết hợp hoàn hảo giữa đam mê lái xe hơi và sở thích giúp đỡ cộng đồng.

“Tôi thực sự muốn chia sẻ với mọi người về dịch vụ GoCar Protect của Gojek, phải nói là đỉnh cao của an toàn phòng dịch”, chị Mỹ phấn khởi. “Chúng tôi được bố trí nơi lưu trú tập trung tại khách sạn, được trang bị kỹ lưỡng từ đồ bảo hộ đến khẩu trang, chai xịt khuẩn, khăn cồn, và đặc biệt là máy lọc không khí để diệt virus. Kết thúc chương trình chống dịch khi thành phố trở lại bình thường mới, tất cả các anh em GoCar đều âm tính với Covid-19, mừng lắm”.

Nữ tài xế cũng thích thú nhận xét, thời gian cùng GoCar chống dịch là những ngày tháng có nhiều trải nghiệm đáng nhớ và tự hào. Trên những cuốc xe, chị đã kể cho y bác sĩ từ các tỉnh, thành phố khác về một TP.HCM năng động, con người hào sảng, thân thiện và cả những điểm du lịch nhất định phải ghé qua khi đến với thành phố đông dân nhất cả nước này.

Chị Hương Mỹ là 1 trong 50 tài xế đầu tiên tham gia Biệt đội GoCar - Xông pha chống dịch

Với chị Hương Mỹ, xe là nhà, đường là bạn, mỗi ngày được chở khách an toàn trên từng cuốc xe là hạnh phúc. Trong những ngày đặc biệt dành riêng cho phái nữ mọi năm, nhiều khách nam và cả khách nữ lên xe đều chúc chị 20.10 vui vẻ, có khách còn tặng hoa khiến chị hạnh phúc hơn nữa với công việc nữ tài xế.

Còn năm nay, dịch bệnh căng thẳng, TP cũng vừa mở cửa trở lại, chị không mong đợi gì, chỉ mong có thêm thu nhập để trụ lại với đam mê của mình. “Tôi tin rằng cuộc sống sẽ sớm bình thường trở lại, để chúng tôi được đón khách mỗi ngày. Ngày trước khi chạy xe 2 bánh với Gojek, tôi tiết kiệm được 500.000 đồng mỗi ngày sau khi trừ chi phí. Tôi mong xe 4 bánh GoCar sẽ mang lại cho tôi nhiều hơn. Như vậy, niềm hạnh phúc khi theo đuổi đam mê sẽ thực sự trọn vẹn”, nữ tài xế bày tỏ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.