Thể thao Việt Nam năm 2015 chứa đựng rất nhiều xúc cảm - niềm vui cũng rất nhiều mà nỗi buồn cũng không phải là ít. Thanh Niên xin điểm lại những sự kiện được xem là… ít vui nhất và thật mong sang năm 2016, bức tranh màu xám sẽ tươi sắc hơn.
1. Án kỷ luật “kì dị” nhất thế giới
Cuối cùng Quế Ngọc Hải (phải) cũng có đủ tiền để chi trả cho phí chữa trị của Anh Khoa - Ảnh: Đông Nghi
|
Bản án kỷ luật dành cho trung vệ Quế Ngọc Hải (SLNA) vì pha phạm lỗi thô bạo với tiền vệ Trần Anh Khoa (SHB Đà Nẵng) ở giai đoạn cuối V-League, xứng đáng đoạt “ngôi vô địch” trong danh sách những vụ việc buồn trong năm. Ban kỷ luật VFF đã bắt anh phải chi trả toàn bộ tiền chữa trị cho Anh Khoa và sự việc suýt nữa bị bế tắc nếu bầu Đức không “mở lượng hải hà”, hỗ trợ anh 400 triệu đồng. Hơn 400 triệu đồng còn lại do nhà tài trợ SLNA chi trả.
Sự việc nghiêm trọng đến mức, lãnh đạo hai CLB SLNA và SHB Đà Nẵng gần như không “thèm” nhìn mặt nhau. Tại cuộc họp cuối năm, giữa văn võ bá quan, ông Nguyễn Hồng Thanh - Tổng giám đốc công ty cổ phần SLNA chỉ trích SHB Đà Nẵng sống “thiếu tình”, còn trước đó ông Bùi Xuân Hòa, giám đốc điều hành Đà Nẵng phê phán SLNA thiếu trách nhiệm.
Trước búa rìu dư luận, Ban kỷ luật đã phải thay đổi Quy định kỷ luật kể từ mùa giải 2016 là không bắt cầu thủ vi phạm phải trả toàn bộ chi phí cho cầu thủ bị phạm lỗi mà chỉ phải tối đa 15 tháng lương.
2. Lùm xùm ở thượng tầng VFF
Sự việc nghiêm trọng đến mức, lãnh đạo hai CLB SLNA và SHB Đà Nẵng gần như không “thèm” nhìn mặt nhau. Tại cuộc họp cuối năm, giữa văn võ bá quan, ông Nguyễn Hồng Thanh - Tổng giám đốc công ty cổ phần SLNA chỉ trích SHB Đà Nẵng sống “thiếu tình”, còn trước đó ông Bùi Xuân Hòa, giám đốc điều hành Đà Nẵng phê phán SLNA thiếu trách nhiệm.
Trước búa rìu dư luận, Ban kỷ luật đã phải thay đổi Quy định kỷ luật kể từ mùa giải 2016 là không bắt cầu thủ vi phạm phải trả toàn bộ chi phí cho cầu thủ bị phạm lỗi mà chỉ phải tối đa 15 tháng lương.
2. Lùm xùm ở thượng tầng VFF
Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an (C45) đã phải vào cuộc điều tra làm rõ vụ hai quan chức cao cấp nhất Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là chủ tịch và phó chủ tịch bị tố có hành vi nhận hối lộ
|
Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an (C45) đã phải vào cuộc điều tra làm rõ vụ hai quan chức cao cấp nhất Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) là chủ tịch và phó chủ tịch bị tố có hành vi nhận hối lộ.
Mặc dù tháng 10.2015, C45 đã kết luận lời tố cáo của ông Nguyễn Văn Chương - nguyên quyền giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF giai đoạn 2013-2014 là không có căn cứ (không có sự việc phạm tội), đến tháng 12.2015, các ủy viên ban chấp hành VFF vẫn tiếp tục nhận được đơn tố cáo của ông Chương và tronmg lá đơn này đã “xuất hiện” thêm một số tình tiết mới.
3. Quan chức bộ môn Taekwondo TP.HCM nhận tiền trái quy định
Mặc dù tháng 10.2015, C45 đã kết luận lời tố cáo của ông Nguyễn Văn Chương - nguyên quyền giám đốc Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF giai đoạn 2013-2014 là không có căn cứ (không có sự việc phạm tội), đến tháng 12.2015, các ủy viên ban chấp hành VFF vẫn tiếp tục nhận được đơn tố cáo của ông Chương và tronmg lá đơn này đã “xuất hiện” thêm một số tình tiết mới.
3. Quan chức bộ môn Taekwondo TP.HCM nhận tiền trái quy định
Ông Nguyễn Thanh Huy (đứng) - trưởng bộ môn Taekwondo TP.HCM bị tố cáo đã nhận vào tài khoản riêng 639 triệu đồng tiền bồi dưỡng của tỉnh Cà Mau - Ảnh: Quang Liêm
|
Vào trung tuần tháng 11.2015, UBND TP.HCM đã kết luận về vụ việc ông Nguyễn Thanh Huy - trưởng bộ môn Taekwondo TP.HCM nhận vào tài khoản riêng 639 triệu đồng tiền bồi dưỡng của tỉnh Cà Mau, không báo cáo với lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT TP.HCM. Bộ môn này đã cử VĐV TP.HCM thi đấu cho các tỉnh, đơn vị khác và có “vai trò” trong việc để VĐV TP.HCM bỏ cuộc ở trận chung kết quyền đồng đội nam với VĐV Cà Mau tại Đại hội TDTT toàn quốc lần 7-2014.
UBND TP.HCM đã khẳng định, việc ông Thanh Huy nhận tiền, không hạch toán vào nguồn thu của đơn vị, đã vi phạm quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. việc cử VĐV TP.HCM thi đấu cho các tỉnh thiếu hướng dẫn, quy định rõ ràng, để các bộ môn tự thực hiện dẫn đến dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín thể thao thành phố
4. Bóng đá Việt Nam vẫn thua toàn diện người Thái
UBND TP.HCM đã khẳng định, việc ông Thanh Huy nhận tiền, không hạch toán vào nguồn thu của đơn vị, đã vi phạm quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. việc cử VĐV TP.HCM thi đấu cho các tỉnh thiếu hướng dẫn, quy định rõ ràng, để các bộ môn tự thực hiện dẫn đến dư luận không tốt, làm ảnh hưởng đến uy tín thể thao thành phố
4. Bóng đá Việt Nam vẫn thua toàn diện người Thái
Tuyển Việt Nam (áo đỏ) đều thua trước người Thái
|
HLV Kiatisak: "Bóng đá Thái Lan vẫn bá chủ khu vực” - Ảnh: Bạch Dương
|
Ở trận đấu cuối cùng của vòng loại World Cup 2018, mặc dù được chơi trên sân nhà Mỹ Đình nhưng đội tuyển Việt Nam đã thua “chổng võ” trước đội tuyển Thái Lan với tỷ số 0-3. Điều đau đớn là, ngay sau trận đấu này, HLV đội Thái Kiatisak tự hào tuyên bố: “Bóng đá Thái Lan vẫn bá chủ khu vực”, còn HLV Miura cay đắng thốt lên: “Rốt cuộc, tôi vẫn không thể làm gì để giúp Việt Nam vượt qua được Thái Lan. Tôi rất thất vọng và quá buồn vì thực tế này”.
Thảm bại trước người Thái ở cả lượt về lẫn lượt đi (thua 0-1) nên mặc dù hòa Iraq, thắng Đài Loan 2-1 nhưng tuyển Việt Nam đã chấm dứt hoàn toàn giấc mơ đi sâu hơn tại vòng loại World Cup.
5. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam vẫn không thể “cứu” được VĐV
Thảm bại trước người Thái ở cả lượt về lẫn lượt đi (thua 0-1) nên mặc dù hòa Iraq, thắng Đài Loan 2-1 nhưng tuyển Việt Nam đã chấm dứt hoàn toàn giấc mơ đi sâu hơn tại vòng loại World Cup.
5. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam vẫn không thể “cứu” được VĐV
Nguyễn Hữu Hà (9) ngồi chơi xơi nước suốt năm 2015 ì không giải quyết được mâu thuẫn sâu sắc với đội bóng chủ quản là Đức Long Gia Lai - Ảnh: Bạch Dương
|
Suốt năm 2015, chủ công Nguyễn Hữu Hà - tài năng số 1 của bóng chuyền Việt Nam đã phải “ngồi chơi xơi nước” vì không giải quyết được mâu thuẫn sâu sắc với đội bóng chủ quản là Đức Long Gia Lai. Cuối năm 2013, anh và CLB này ký bản hợp đồng có nội dung “độc đáo” nhất trên đời: Nếu đơn phương thanh lý hợp đồng, VĐV tự nguyện cam kết giải nghệ, không tham gia thi đấu cho đội bóng chuyền trong và ngoài nước, dưới bất kỳ hình thức nào.
Chính vì nội dung “kỳ quái” này mà khi về đầu quân cho CLB Biên phòng vào đầu năm 2015, Hữu Hà đã bị rơi vào tình cảnh: “đi mắc núi, ở mắc sông”. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VVF) biết toàn bộ diễn tiến vụ việc nhưng không có cách can thiệp kịp thời. Đáng nhẽ, VVF phải có một mẫu hợp đồng chung cho tất cả các CLB và cần có sự tư vấn về luật cho các VĐV bóng chuyền trước khi họ đặt bút ký cho một CLB nào đó.
Bình luận (0)