• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Phong cách

Những lầm tưởng thường gặp về kem chống nắng

26/04/2017 10:42 GMT+7

Kem chống nắng được xem là món “bảo bối” không thể thiếu của phụ nữ, đặc biệt là khi họ bước sang tuổi 30. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về loại kem này. Dưới đây là những quan niệm sai lầm về kem chống nắng thường gặp nhất.

(Lược dịch từ thelist.com)

 

1. Kem chống nắng đều mang tác dụng giống nhau

 

Image00005

 

Khác nhau lớn nhất giữa các loại kem chống nắng là ở chỉ số chống nắng (SPF). Nhưng có một khác biệt ít được đề cập tới đó là chúng còn có hai dạng khác nhau, đó chính là kem vật lý và kem hóa học với thành phần và phương thức hoạt động khác nhau. Kem hóa học thường phải bôi trước 30-45 phút mới có tác dụng, còn kem vật lý có tác dụng ngay tức khắc và ít gây tổn hại da.

 

2. Kem có thành phần tự nhiên là tốt nhất

 

Image00002

 

Kem hóa học vốn có công thức, thành phần phức tạp hơn so với kem vật lý, vì vậy nên thường hoàn thiện hơn ở việc ngăn chặn các bước sóng của tia nắng. Thông tin kem chống nắng hóa học gây ung thư là hoàn toàn sai lệch.

 

3. Kem chống nắng chặn hoàn toàn tia nắng

 

Thực ra, kem bảo vệ bạn khỏi phần lớn tác động của ánh nắng, nhưng không phải hoàn toàn.

 

4. Chất cặn trắng còn thừa trên da là một lớp bảo vệ kiên cố

 

Image00003

 

Thực ra vệt kem trắng còn thừa trên mặt bạn chỉ có nghĩa là bạn vẫn chưa thoa đều chúng mà thôi.

 

5. Chỉ số chống nắng SPF càng cao càng tốt

 

Image00008

 

Kem chống nắng chịu trách nhiệm “chống” lại nhiều thứ không đơn giản chỉ là “nắng”. Thực chất, kem phải chống được nhiều loại tia cực tím, gồm UVB (tia có bước sóng trung bình) và UVA (tia có bước sóng dài). Chỉ số chống nắng SPF phản chiếu độ bảo vệ khỏi tia UVB (vốn gây cháy nắng). Trong khi quang phổ rộng giúp bảo vệ da khỏi tia UVA (gây tác hại sâu và lâu dài hơn). Kem chống nắng tốt không chỉ dựa trên chỉ số SPF mà còn ở quang phổ rộng (Broad Spectrum).

 

6. Kem chống nắng gây mụn

Đây là khái niệm thường được nhắc đến nhất và bạn sẽ đặc biệt nghe nhiều nếu bản thân bạn có da dễ bị mụn. Tuy nhiên, không phải kem chống nắng nào trên thị trường cũng gây mụn. Thực chất, việc dùng thuốc trị mụn mới là tác nhân khiến da bạn nhạy cảm và dễ bị cháy nắng hơn.

 

7. Chỉ nên bôi kem vào ngày hè, nắng nhiều

 

Image00011

 

Tổn hại đến từ ánh nắng là một quá trình lâu dài, không chỉ một sớm một chiều. Ngoài ra tia cực tím cũng có thể xuyên qua cả các tầng mây vào những ngày mây mù u ám.

 

Top
Top