Có những đặc trưng riêng, trang phục đi chùa, áo dài đi lễ chùa có những nguyên tắc nhất định. Đầu tiên là về màu sắc, sẽ không nên có những màu sắc quá mạnh, quá rực rỡ, bởi đơn giản, chốn thanh tịnh không phù hợp với những gì quá ồn ã, cả về gam màu gây chộn rộn thị giác.
Ở đây, màu sắc, hoạ tiết tối giản được lên ngôi như xám, hồng, xanh nhạt, nâu nhạt hoặc đậm… Duyên dáng và điệu đà là những nhánh hoa thêu trên ngực, nhấn nhá tí chút nơi diềm áo, diềm tay, viền cổ. Đẹp nhất vẫn là các in hoa chìm trên vải áo.
Phom áo không được quá ôm, không chỉ bởi tại nơi chốn mà những thông điệp buông, bỏ hỉ xả trong tâm được tôn vinh mà cảm giác cơ thể (chốn phàm trần) lại bị bó buộc. Tất nhiên, đây chỉ là nhận xét vui của một nhà thiết kế thôi.
Đơn giản hơn, những trang phục rộng, những chiếc áo suông sẽ giúp người ta được quỳ lạy, hành lễ dễ dàng hơn. Và tâm hồn, tinh thần khi đó, hướng về của Phật, cõi Phật, tâm Phật mà không bị một cảm giác có thực nào gây bức bối, phiền hà. Chính vì vậy mà các trang phục đi chùa thường kín đáo, che tay và dài đủ hết gót chân, tuyệt không để hở cổ, vai ngực…
Khi văn hoá lên ngôi, lễ nghĩa sẽ được trọng, tôn. Do vậy, sự kín đáo là điều cần thiết. Ngày càng nhiều các điểm lễ chùa, nơi có tôn giáo trang nghiêm ở khắp các nước châu Á, không riêng gì Việt Nam đưa ra những yêu cầu khắt khe dành cho các tín đồ khi bước vào cửa Phật nói chung và các thánh đường, những nơi sẽ thực hiện các nghi lễ nói riêng.
Những bộ áo dài đi lễ trong bộ sưu tập áo dài suông của thương hiệu “Áo dài suông 1996” là lời gợi ý cho các cô gái trẻ đương độ tuổi 18-20 lựa chọn khi có dịp tới lễ cửa Phật hoặc thăm thú các di tích tôn giáo.
Photo & Model: Áo dài suông 1996