Những nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

25/04/2022 09:00 GMT+7

Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang đứng trước sức ép thay đổi chiến lược, hướng đến một mô hình phát triển bền vững và có khả năng chống chịu tốt hơn trước các biến động bên ngoài.

Để làm được điều này đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả những thành phần của nền kinh tế, trong đó cần có sự đóng góp rất lớn từ khu vực tư nhân.

Nền kinh tế thế giới trong 3 năm qua đã chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc do đại dịch Covid-19 cũng như những biến động về chính trị - xã hội tại nhiều quốc gia. Riêng đối với Việt Nam, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu “phát triển nhanh và bền vững”, đồng thời “phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững còn đòi hỏi sự nỗ lực lớn của cả khu vực công và tư nhân.

Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tại TP.HCM vừa diễn ra một hội thảo kinh tế vô cùng lý thú là Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2022 (Vietnam Connect Forum 2022) do Bộ Ngoại giao và VnEconomy phối hợp tổ chức. Với chủ đề năm nay là “Hội tụ nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”, các diễn giả tham dự diễn đàn đã tập trung thảo luận, phân tích những vấn đề nội tại, các nguồn lực trong ngoài, và đề đạt những sáng kiến hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra.

Diễn đàn Vietnam Connect Forum 2022 quy tụ dàn diễn giả vô cùng hùng hậu đại diện cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế, từ chính quyền trung ương đến địa phương, tổ chức thương mại quốc tế và doanh nghiệp nước ngoài

Tại khai mạc diễn đàn, nhiều chuyên gia đánh giá cao nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, tìm kiếm mô hình đổi mới sản xuất theo hướng xanh và bền vững.

Ở góc độ địa phương, các chuyên gia cũng đề cao vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Cơ sở quan trọng để tạo ra sự thay đổi thực chất nhất nằm ở chiến lược đầu tư xanh của doanh nghiệp và những gói hỗ trợ tài chính xanh của Chính phủ. Vấn đề hướng đến bảo vệ môi trường, khi doanh nghiệp là một phần nguyên nhân thì doanh nghiệp chính là một phần giải pháp.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện cho góc nhìn của doanh nghiệp nước ngoài, ông Angus Liew - Tổng giám đốc Gamuda Land (HCMC) dẫn chứng ngành xây dựng và bất động sản là nguyên nhân của khoảng 30% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang mô hình phát triển kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản sẽ góp phần quan trọng giúp kiềm chế tình trạng nóng lên và chống biến đổi khí hậu.

Tác động mạnh mẽ đến từ bất động sản xanh

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Angus Liew nhấn mạnh bất động sản là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất trên thế giới. Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển một dự án bất động sản như giải phóng mặt bằng, sản xuất vật liệu xây dựng, vận chuyển, thi công… đều tạo ra một lượng lớn khí CO2, khói bụi và các chất gây ô nhiễm môi trường.

Ông Angus Liew - TGĐ Gamuda Land (HCMC) nhận định, ngành bất động sản sẽ mang đến những đóng góp đáng kể cho mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam nếu theo đuổi con đường phát triển dự án xanh

“Chính vì vậy, nếu chúng ta giải quyết được những vấn đề này, giảm tối đa ô nhiễm gây ra trong quá trình phát triển dự án, sẽ có thể mang đến những tác động tích cực vào mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung”, ông Angus Liew nói thêm.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia bất động sản nước ngoài, xây dựng một “dự án xanh” không đơn thuần chỉ là trồng cây mà đòi hỏi sự phát triển hài hòa với hệ sinh thái tự nhiên, đưa dự án trở thành ngôi nhà lý tưởng không chỉ cho con người mà còn cho các loài sinh vật khác, tạo nên một môi trường sống trong lành, đa dạng sinh học và hài hòa cùng các khu vực lận cận.

Ông Angus Liew chia sẻ trong lộ trình hướng đến nền kinh tế xanh của Gamuda Land, doanh nghiệp này nhấn mạnh cách tiếp cận chiến lược, toàn diện. Với vai trò là một nhà phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản, Gamuda Land cụ thể hóa việc đóng góp cho tăng trưởng xanh bằng những phương thức quy hoạch tổng thể dự án bền vững và thân thiện với môi trường. “Ông lớn” bất động sản Malaysia ứng dụng mô hình xây dựng tuần hoàn, cân nhắc tất cả các tác động trong vòng đời dự án từ thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì đến cuối cùng là phá dỡ ngay từ bước lập ý tưởng ban đầu.

Celadon City (Q.Tân Phú, TP.HCM) phát triển bởi Gamuda Land là một trong những dự án tiêu biểu đáp ứng được các tiêu chí bất động sản xanh, bền vững

“Có rất yếu tố quan trọng để phát triển một dự án bất động sản xanh và bền vững thật sự như có một quy hoạch tổng thể, kiến trúc, tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng, công nghệ xử lý chất thải,... và đặc biệt là vật liệu xây dựng cũng như công nghệ xây dựng. Trọng tâm của phát triển xanh là sử dụng tài nguyên hiệu quả và giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ việc phát sinh chất thải ra môi trường”, ông Angus Liew giải thích thêm.

Vị lãnh đạo Gamuda Land (HCMC) cũng cho rằng đối với mỗi nền kinh tế, từng doanh nghiệp là một mắt xích. Việc hướng đến phát triển xanh và bền vững đòi hỏi một nỗ lực đa hướng của cả tập thể. Chỉ cần mỗi doanh nghiệp đều hiểu được mình có thể làm được gì và làm như thế nào, khi cộng hưởng sẽ tạo ra những tác động tích cực rất lớn lao.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.