Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 2 giây lại có một người tử vong vì bệnh tim, cứ 5 giây lại có một ca nhồi máu cơ tim và 6 giây thì lại có một trường hợp bị đột quỵ. Và mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người trên khắp hành tinh này bị các bệnh lý tim mạch tước đoạt mạng sống. Vì thế, bệnh tim mạch được mệnh danh là “sát thủ số một” đang đe dọa trực tiếp đến con người.
|
Những nhầm tưởng tai hại
Dựa trên các số liệu thống kê, các chuyên gia đã công bố số người tử vong do bệnh lý tim mạch cao hơn gấp 5 lần số người tử vong do 3 loại bệnh lý HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Tuy bệnh lý tim mạch rất nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng coi đây là vấn đề quan trọng, tất cả là do sự thờ ơ, nhầm tưởng, hoặc có kiến thức không đầy đủ về bệnh tim mạch. Đơn cử như trường hợp của anh Ngọc Huy (ngụ quận 4, TP.HCM) nghi ngờ rằng mình bị thiếu máu: “Mấy tháng gần đây tôi thấy người hay bị choáng. Mỗi lần ngồi xuống đứng lên, từ trên giường bước xuống đất tự nhiên thấy choáng, tim đập nhanh. Chắc là do thiếu máu”. Thế là anh mua thuốc bổ sung sắt về uống, cố ăn nhiều loại rau củ quả có màu đỏ để “bổ máu”.
Tuy nhiên, một cán bộ ngành y tế nhận định rằng, với các triệu chứng nêu trên, có thể anh Huy đang gặp vấn đề về tim mạch. “Hay bị choáng, tim đập nhanh có nghĩa hệ thống tim mạch có vấn đề. Người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe để phòng ngừa và chữa trị kịp thời trước khi bệnh diễn tiến quá nặng”.
Tình trạng nhầm tưởng về bệnh lý như trên không hiếm. Theo một khảo sát trực tuyến gần đây về kiến thức tim mạch do nhãn hàng dầu đậu nành Simply thực hiện, kết quả khá bất ngờ bởi đa số bạn đọc tham gia khảo sát (khoảng gần 90%) cho rằng, bệnh tim mạch chỉ xảy ra ở những người thừa cân, cao tuổi hay do yếu tố di truyền.
Những người trẻ, có chiều cao cân nặng bình thường, “lý lịch tốt” sẽ không có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đây là những nhầm tưởng vô cùng tai hại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, không loại trừ người trẻ tuổi, nam giới, phụ nữ, kể cả trẻ em. Thậm chí, bệnh tim mạch đang bị cảnh báo là căn bệnh thời hiện đại, với thực trạng “trẻ hóa” bệnh tim. Thực tế nhiều vụ nạn nhân đột tử khi tuổi đời còn rất trẻ, có nạn nhân tử vong liên quan đến bệnh tim mạch khi mới 25 tuổi. Có người mới hơn 20 tuổi đã bị tăng huyết áp, mới 30 tuổi đã bị nhồi máu cơ tim.
Biện pháp ngăn chặn bệnh tim mạch
Trong những năm gần đây, nhiều người cũng đã ý thức được sự nguy hiểm của “sát thủ số một” này và có biện pháp phòng ngừa như tập thể dục, vận động nhiều nhằm tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một số người “phòng thủ từ xa” bằng cách thường xuyên thăm khám để kịp thời phát hiện, tiêu diệt mầm mống bệnh tim mạch…
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để “nói không” với bệnh tim mạch, chỉ áp dụng các biện pháp nêu trên là chưa đủ. Bởi tập thể dục nhiều nhưng chế độ dinh dưỡng bất hợp lý cũng tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim mạch tấn công. Trong khi đó phương án thường xuyên “thăm” bác sĩ khá tốn kém tiền bạc, thời gian và không phải ai cũng “theo đuổi” được.
Điều quan trọng là cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau củ quả, các loại hạt có lợi cho tim mạch trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, thói quen ẩm thực của người Á Đông là thích chiên xào nên thường xuyên dùng dầu ăn. Để khắc phục thói quen ẩm thực có phần không tốt cho sức khỏe này, các chuyên gia Hội Tim mạch Việt Nam khuyên dùng dầu ăn thực vật tinh luyện từ đậu nành. Đây là một trong những loại dầu thực vật được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới bởi những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như chứa tới 80% a xít béo không bão hòa, có tác dụng làm giảm đáng kể cholesterol xấu trong máu, giàu omega-3, omega-6 và omega-9, rất tốt cho tim mạch. (Hoàng Việt)
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)