Những trường hợp từ chối nhận tượng vàng Oscar

23/02/2016 15:45 GMT+7

Mặc dù là giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới trong lĩnh vực điện ảnh nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các nghệ sĩ đã không ít lần 'cự tuyệt' Oscar khi được vinh danh tại lễ trao giải.

Mặc dù là giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới trong lĩnh vực điện ảnh nhưng vì nhiều lý do khác nhau, các nghệ sĩ đã không ít lần 'cự tuyệt' Oscar khi được vinh danh tại lễ trao giải.

Chúng ta đã nói quá nhiều về khao khát đoạt giải Oscar của diễn viên tài năng nhưng đen đủi Leonardo DiCaprio hay đạo diễn Quentin Tarantino đã làm phim là phải mang đi “chinh chiến” tại Oscar. Không thể phủ nhận rằng bất kỳ ai hoạt động trong ngành công nghiệp phim đều mơ ước một lần được chạm tay vào chiếc tượng vàng danh giá này. Tuy nhiên, trong lịch sử lễ trao giải Oscar đã chứng kiến không ít trường hợp các nghệ sĩ đi ngược lại với xu hướng khi kiên quyết từ chối nhận vinh dự này.
1. Dudley Nichols
Dudley Nichols là người đầu tiên trong lịch sử từ chối một giải Oscar - Ảnh tư liệuDudley Nichols là người đầu tiên trong lịch sử từ chối một giải Oscar - Ảnh: T.L
Vì những bất đồng giữa Viện Hàn lâm và Hiệp hội Các nhà biên kịch Mỹ, năm 1936 nhà biên kịch Dudley Nichols trở thành người đầu tiên trong lịch sử “dám” chối bỏ giải Oscar cho kịch bản bộ phim The Informer (Mật thám) do ông chấp bút. Nhà biên kịch cá tính đã tẩy chay và không tham dự lễ trao giải. Mặc dù ban tổ chức đã gửi phần thưởng tới tận tay ông nhưng chiếc tượng “xấu số” này đã bị trả lại cùng một bức thư ghi rõ quan điểm: “Tôi không thể phản bội gần một nghìn thành viên - những đồng nghiệp đã mạo hiểm tất cả để xây dựng nên một Hiệp hội biên kịch chân chính”.
2. George C.Scott
Vụ từ chối Oscar của nam diễn viên George C.Scott có lẽ là sự kiện đám nhất của lễ trao giải này - Ảnh: ReutersVụ từ chối Oscar của nam diễn viên George C.Scott có lẽ là sự kiện đình đám nhất của lễ trao giải này - Ảnh: Reuters
Đây là một trong những vụ từ chối nhận giải Oscar đình đám nhất từ trước đến nay khi nam diễn viên này đã lên tiếng “cự tuyệt” Oscar những hai lần.
Năm 1961, Viện Hàn lâm quyết định trao cho George C.Scott đề cử dành cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai diễn trong phim The Hustler (1961) nhưng ông đã từ chối. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn cản các thành viên Viện Hàn lâm tiếp tục đề cử ông ở hạng mục Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai tướng George S. Patton trong phim Patton (1970) và ông lại khước từ.
Không những vậy, nam diễn viên đã dùng lời lẽ khá nặng nề để nhạo báng Oscar khi gọi đây là giải thưởng “kinh tởm, man rợ” và miêu tả lễ trao giải như “sự phô trương xác thịt kéo dài hai tiếng”. Khi cái tên George C.Scott được xướng lên thì ông đang ở nhà và thản nhiên xem một trận khúc côn cầu trên tivi.
3. Peter O 'Toole
Peter O 'Toole thì có cách từ chối nhẹ nhàng hơn các đồng nghiệp - Ảnh: ReutersPeter O 'Toole thì có cách từ chối nhẹ nhàng hơn các đồng nghiệp - Ảnh: Reuters
Nam diễn viên Peter O 'Toole từng nói rằng: “Tôi chỉ là một phù dâu chưa từng được mặc áo cô dâu” bởi trong sự nghiệp diễn xuất hơn nửa thế kỷ ông vẫn chưa đủ may mắn được chạm tay vào tượng vàng Oscar.
Nam diễn viên người Anh từng được 8 lần đề cử giải Oscar hạng mục nam chính xuất sắc nhất với các phim tiêu biểu như Lawrence of Arabia (1962), The Stunt Man (1980) hay Venus (2006) nhưng chưa lần nào thật sự được vinh danh. Năm 2002, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh quyết định trao giải Oscar danh dự cho Peter O'Toole vì những đóng góp to lớn của ông cho nền điện ảnh thế giới. Tuy nhiên, O'Toole đã trân trọng từ chối giải thưởng này và xin hoãn vinh dự cho đến khi 80 tuổi. Nhưng với sự thuyết phục của các con, Peter O 'Toole đã đồng ý nhận giải thưởng vào lễ trao giải năm sau và người có vinh dự trao giải cho ông không ai khác chính là Meryl Streep, nữ diễn viên kỳ cựu đang sở hữu kỷ lục 15 đề cử Oscar.
4. Marlon Brando
Marlon Brando thì khước từ Oscar với một bài phát biểu dài…15 trang - Ảnh: AFPMarlon Brando thì khước từ Oscar với một bài phát biểu dài…15 trang - Ảnh: AFP
Với lý do nền công nghiệp sản xuất phim tại Hollywood đang ngược đãi những người Mỹ bản địa trong quá trình quay nhiều bộ phim lấy đề tài về cao bồi hay miền Tây nước Mỹ, Marlon Brando đã thẳng thừng từ chối vinh dự mà Occar trao cho ông. Năm 1973, nam diễn viên được xướng tên tại hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn Vito Corleone trong phim The Godfather (Bố già) tại giải Oscar lần thứ 45. Tuy nhiên, ông đã không đến nhận giải mà ủy quyền cho thư ký là nhà hoạt động xã hội Sacheen Littlefeather, thay mặt ông đọc một bài phát biểu dài… 15 trang trong lễ trao giải để lên án Hollywood và đòi lại quyền lợi cho người dân da đỏ.
5. Jean-Luc Godard
Jean-Luc Godard thì cho rằng Oscar danh dự không phải là giải Oscar - Ảnh: ReutersJean-Luc Godard thì cho rằng Oscar danh dự không phải là giải Oscar - Ảnh: Reuters
Năm 2010, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ quyết định trao cho nhà làm phim người Pháp Jean-Luc Godard, một trong những cha đẻ của Làn sóng mới trong nền điện ảnh Pháp giải Oscar danh dự với những đóng góp hiếm có cho nền điện ảnh.
Tuy nhiên, dù Viện Hàn lâm có sử dụng phương thức nào đi chăng nữa thì cũng không thể liên lạc được với vị đạo diễn này để thông báo quyết định giải thưởng. Sở dĩ ông cố tình phớt lờ giải Oscar danh dự vì cho rằng đây không phải là Oscar. Ban đầu, Jean-Luc Godard nghĩ rằng nó là một phần của buổi lễ trao giải thường niên nhưng sau đó, ông ấy nhận ra rằng đây là một phần riêng biệt diễn ra vào tháng 11, trước thềm lễ trao giải chính thức.
Mặc dù vậy, ban tổ chức vẫn quyết định gửi giải thưởng này cho ông còn việc Jean-Luc Godard có nhận nó hay không đến nay vẫn là một ẩn số.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.