Thần Tài trong Phật giáo là các vị nào?

Vương Trung Hiếu
Vương Trung Hiếu
17/02/2022 10:20 GMT+7

Trong tín ngưỡng dân gian, người Việt Nam và cư dân một số nước phương Đông thờ nhiều vị Thần Tài. Trong Phật giáo cũng vậy, tuy nhiên đó không phải là những Thần Tài theo cách hiểu thông thường.

Mặc dù đạo Phật dạy con người sống giản dị, trong sáng nhưng cũng không khước từ sự hỗ trợ tài chính của các lực lượng xã hội trong quá trình tu học, vì vậy, sự ủng hộ của những người giàu có, quyền lực là rất quan trọng.

Phật Bảo Sanh (Ratna-sambhava) là một trong năm vị Ngũ Trí Như Lai

blog.xuite.net

Khi Thích Ca Mâu Ni lần đầu tiên thành đạo, Ngài thành lập được một tu viện vì đã nhận được cúng dường của Cấp Cô Độc (Anathapindika), một trưởng lão giàu có, đệ tử tại gia của Ngài; ngoài ra Thích Ca Mâu Ni còn nhận sự hỗ trợ của các vị vua và những nhà tài trợ lớn của các quốc gia khác nhau.

Vì vậy, các đệ tử Phật giáo, dù là người xuất gia hay thế tục, cũng cần đến sự hỗ trợ tiền bạc. Chẳng hạn như nhập thất, đọc học viện Phật giáo, phiên dịch kinh sách, thành lập thiền đường,...

Số tiền cần thiết phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác bên cạnh thu nhập từ việc kinh doanh của cư sĩ, đặc biệt là chư Tăng và Tăng đoàn. Vì vậy, trong Phật giáo (đặc biệt là Mật giáo), bạn có thể thấy nhiều loại thần hộ mệnh khác nhau của Thần Tài, và thậm chí nhiều vị thần có đức tính làm tăng sự giàu có.

Thần Tài trong Phật giáo chính là Phật và Bồ Tát

Phật Kim Cương Trì (Vajradhara): là Đức Phật nguyên thủy trong Mật tông - một pháp môn khởi nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, hình thành khoảng từ thế kỷ 5 - 6 tại Ấn Độ, hiện là tôn giáo chính của Tây Tạng.

Phật Kim Cương Trì là bản thể tối cao của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của tam thân. Ngài có thể giúp tín đồ rời bỏ mọi kiếp khổ, cuối cùng đạt được vinh hoa phú quý.

Phật Dược Sư (Bhaiṣajyaguru)

hwadzan.com

Phật Dược Sư (Bhaiṣajyaguru): Kinh Dược Sư gồm có mười hai đại nguyện do Dược Sư Như Lai phát nguyện, trong đó nguyện thứ 3 là: “Nguyện khi ta đắc Bồ-đề trong kiếp sau, ta sẽ dùng trí huệ vô lượng, vô biên và chứng quả. Tất cả chúng sinh đều có thể có được nhiều thứ vô tận”. Nguyện thứ 12 đại ý là: “Đem thức ăn cho người đói khát và nói pháp khiến họ hoàn toàn an vui tu hành"; còn nguyện thứ 13 là: “Đem áo quần cho những chúng sinh nghèo không có áo mặc, giúp họ đầy đủ y phục hoa hương”.

Phật Bửu Sanh (Ratna-sambhava): là một trong năm vị Phật Dhyani (Ngũ Trí Như Lai), còn gọi là "Năm vị Phật Thiền" của Phật giáo Đại thừa, Kim cương thừa hay Mật tông.

Ở Tây Tạng, Ngài còn được gọi là Ngũ Tính tài thần và Phổ Hiền Bồ Tát, tay thường cầm giữ bình báu hoặc chuỗi hạt mani (摩尼珠), tượng trưng cho sự viên mãn và thịnh vượng của các tín đồ.

Đa Bảo Như Lai (Prabhūta-ratna): Vị cổ Phật trong thời quá khứ, giáo chủ của Bảo Tịnh thế giới phương Đông trong Kinh Pháp Hoa. Ngài có thể cho chúng sinh sở hữu tất cả của cải trong thế gian và ngoài thế gian.

Phật Kim Cương Trì (Vajradhara): là Đức Phật nguyên thủy trong Mật tông

pinklotus.co.uk

Trì Kim Cương Hải Âm Như Lai: là một vị vương gia rất cao quý, đồng thời cũng là Như Lai vô cùng từ bi. Đối với những người khó có thể hiểu được thế nào là an lạc và hạnh phúc thì sự gia hộ của Như Lai trên nhiều phương diện của cuộc sống sẽ không gì sánh được. Vị Như Lai này có thể giúp những người tin Phật thoát khỏi hết kiếp lầm than, để rồi cuối cùng trở nên giàu sang phú quý. (Còn tiếp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.