Giảm nhiệt lạm phát
Một trong những thành công của công tác điều hành chính sách tiền tệ năm qua và nửa đầu năm nay là góp phần giảm nhiệt lạm phát. TS Nghĩa nửa đùa nửa thật rằng, “trong hoàn cảnh này cứ kê cao gối ngủ, không làm gì, lạm phát cũng sẽ giảm”, nhưng cũng phải thừa nhận, việc điều hành chính sách lãi suất (LS) linh hoạt đã giúp kiềm chế lạm phát trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm nay.
Có thể thấy, thời gian qua, chính sách tiền tệ và ngoại hối kết hợp khá nhịp nhàng và hệ quả là đã dập tắt được nhiều cơn sóng ngầm trên những thị trường này. Đồng thời, việc áp dụng trần tăng trưởng tín dụng uyển chuyển theo chất lượng từng nhóm NH là một bước đi dứt khoát (và có cả đau đớn với những NH nhỏ) để tăng thêm trách nhiệm của mỗi tổ chức tín dụng đối với an nguy của toàn thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm trở lại thị trường vốn Việt Nam khi lạm phát ngày càng giảm và tỷ giá ổn định.
“Trong hoàn cảnh đặc biệt thì cần những giải pháp đặc biệt và nếu xét về ngắn hạn, NHNN đã làm tốt. Nhìn vào kết quả thì nổi bật đó là thanh khoản các NH không còn là nỗi lo, LS đã giảm nhanh và đặc biệt là sự ổn định của thị trường ngoại hối giúp NHNN mua vào lượng dự trữ ngoại tệ lớn, gần đạt mức kỷ lục trước đây (vào năm 2007)”, TS Nghĩa nói.
Xử lý linh hoạt, khéo léo
Lòng tin vào chính sách điều hành đã trở lại, nhưng biến những kỳ vọng ấy trở thành thực tế ổn định và phát triển của thị trường hoàn toàn không dễ. Bài toán lớn nhất hiện nay là làm sao cải tổ thành công hệ thống NH khi vừa phải giải quyết thanh khoản cho hệ thống NH hoạt động bình thường vừa phải giải quyết các NH có vấn đề nợ xấu để không gây ra xáo trộn, đổ vỡ.
Thực tế, thị trường vẫn còn những bức tranh chưa sáng và quá trình cải tổ NH gặp rất nhiều khó khăn khi vừa phải giải quyết thanh khoản cho hệ thống NH hoạt động bình thường vừa giải quyết các NH có vấn đề nợ xấu nhưng không để xảy ra đổ vỡ của hệ thống. Đồng thời, việc lập lại trật tự trong việc tuân thủ trần LS tiền gửi, trích lập dự phòng nợ xấu... có thể tạo khó khăn cho một số NH và làm tình hình nợ xấu trầm trọng hơn. Nhưng nếu không trực diện với những tồn tại thì không thể giải quyết rốt ráo những tồn tại đó. Trong bối cảnh thị trường vừa qua, việc Thống đốc NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã lên đến 10% khi trả lời chất vấn Quốc hội được dư luận đánh giá là dũng cảm và thẳng thắn.
Một số biện pháp hành chính đã được NHNN áp dụng và thể hiện hiệu quả nhưng về lâu dài, đó không phải là biện pháp căn cơ và phải dần gỡ bỏ. Tuy nhiên, đó là một quá trình lâu dài hơn, các chính sách, giải pháp điều hành... cần tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung để tạo một sân chơi bình đẳng và minh bạch cho thị trường.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2012, GDP ước tăng 4,38% (quý 1/2012 tăng 4%) và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm biến động theo hướng tích cực, CPI tháng 6.2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước. Đây là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục. So với thời điểm 31.12.2011, thanh khoản của hệ thống NH ngày càng tốt lên; tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế đã tăng dần; tỷ giá ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. |
Nam Thanh
>> Nhiều nền kinh tế lớn đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ
>> Cần có giải pháp về chính sách tiền tệ linh hoạt hơn
>> Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 4: Không thắt thêm chính sách tiền tệ
>> Đẩy nhanh tiến trình hội nhập tài chính tiền tệ Asean
>> Sức mạnh của chính sách tiền tệ
>> Bỏ hay giữ Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ?
>> Chính sách tiền tệ phải phục vụ việc thúc đẩy tăng trưởng
>> Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, ngăn chặn suy giảm kinh tế
>> Quản lý vốn và chính sách tiền tệ
>> Thắt chặt chính sách tiền tệ là cần thiết
>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Có sự lúng túng trong chỉ đạo chính sách tiền tệ
Bình luận (0)