Quyên được truyền cảm hứng bởi trò chơi điện tử "Getting Over It", nền tảng game một người chơi do nhà thiết kế trò chơi người Australia, ông Bennett Foddy phát triển.
Nhiệm vụ của game là giúp cho nhân vật do người chơi điều khiển lên đến đỉnh núi.
"Trò chơi không có trạm dừng. Nếu người chơi vô tình trượt chuột và búa không còn cắm chặt vào gờ đá, họ sẽ rơi trở lại điểm xuất phát trong nháy mắt. Đó là khi game thủ đáng thương bắt đầu cảm nếm năm giai đoạn của cảm giác mất mát. Em còn từng chứng kiến YouTuber lật bàn ghế khi sự cố như vậy xảy ra, và nếu em là người trả tiền mua đồ nội thất, thành thật mà nói chắc em cũng phản ứng như vậy", cô gái trẻ cười vang và chia sẻ.
"Hình họa chân thực và màu sắc rực rỡ thuyết phục em tải game về và cảm giác thỏa mãn khi cuối cùng cũng 'get over it - vượt qua được' sau nhiều lần cố gắng nỗ lực khiến cho game ghi dấu ấn sâu đậm khó quên trong em cũng như người chơi", Quyên nói.
RMIT nổi lên như một "ứng viên sáng giá" trên hành trình tìm kiếm trường đại học có chương trình thiết kế game của cô gái trẻ nhờ trang thiết bị, chương trình học và cộng đồng quốc tế sôi động mà trường đem lại.
Đôi mắt cô gái trẻ long lanh khi chia sẻ về trải nghiệm trình bày game do chính cô thiết kế - một sản phẩm đã khiến hội đồng xét tuyển ấn tượng và giúp cô có được học bổng vào học tại RMIT.
Trong năm cuối THPT, Quyên đã tham gia một khóa học trực tuyến về thiết kế game. Cô nắm bắt kinh nghiệm và cơ hội để phác thảo ra trò chơi có tên gọi "Where the sun settles" (tạm dịch: Nơi mặt trời tỏa sáng).
Bất cứ khi nào rảnh rỗi, Quyên lại phác họa ý tưởng cho trò chơi dùng nghệ thuật pixel trên bất kỳ bề mặt nào mà cô tình cờ có trong tay lúc đó - ở mặt sau của các cuốn tập đi học, trên iPad hay cuốn vẽ phác thảo.
"Người chơi thừa kế trang trại ở một vùng ngoại ô yên bình từ ông của mình. Mỗi ngày, họ thức dậy giữa cây trồng và vật nuôi, với ánh nắng chan hòa chiếu sáng trên đầu. Từ khởi điểm khiêm tốn, trang trại sẽ dần dần phát triển khi người chơi kiếm được nhiều tiền hơn trong quá trình tương tác với chòm xóm láng giềng", Quyên chia sẻ.
Cô gái trẻ hết sức hào hứng với hành trình học vấn với RMIT được hỗ trợ 50% học phí nhờ suất học bổng mà cô được trao và cơ hội được tạo ra các trò chơi sáng tạo và hấp dẫn thách thức người chơi, cũng như thách thức ranh giới của những điều có thể trong ngành game Việt Nam tương lai.
Tìm hiểu thêm về ngành Cử nhân Thiết kế game và chương trình Học bổng tại Đại học RMIT Việt Nam.
Nguồn: RMIT
Bình luận (0)