- Trả lời: Nguyên nhân gây ra mụn cám cũng giống như nguyên nhân gây ra mụn trứng cá nói chung, bao gồm sự tăng tiết bã nhờn, tăng sừng tại phễu nang lông. Điểm khác nhau giữa mụn cám so với các dạng mụn khác là chúng không bị viêm (sưng, nóng, đỏ, đau), không gây sẹo rỗ, và có thể liên quan đến yếu tố nghề nghiệp (công nhân hầm mỏ, nhân viên tiếp xúc xăng dầu, nhựa đường...)
Do đó, chúng ta không thể trị hết mụn cám tận gốc được mà chỉ có thể giới hạn sự xuất hiện của chúng mà thôi. Để trị mụn cám, có thể thoa các chất giúp làm tiêu cồi mụn mỗi tối một lần cho đến khi hết hẳn, hoặc sử dụng các loại keo lột mụn cám. Mụn cám cũng có thể nặn dễ dàng, đặc biệt là sau khi xông hơi.
Về phòng ngừa, em cần giữ da sạch, thoáng, khống chế tình trạng tiết chất nhờn quá mức, hạn chế sử dụng mỹ phẩm để loại trừ tác động sinh nhân trứng cá hoặc tắc nghẽn nang lông. Với mụn cám, em không cần ăn kiêng, mà cần giảm các thức ăn và nước uống ngọt, béo...
Chúc em thành công!
Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương
(Đại học Y Dược TP.HCM)
Bình luận (0)