Nghe đọc bài |
Từ thành phố San Diego bang California (Mỹ), cuối năm 2009, Zac đã theo vợ (một cô gái Việt) đến Hà Nội lập nghiệp và bắt đầu học tiếng Việt. Chỉ trong vòng hai năm, tiếng Việt của Zac không chỉ đủ để sử dụng cho công việc, hòa nhập vào cuộc sống mà còn đạt đến mức có thể viết văn.
Yêu văn học Việt, Zac đã dành thời giờ rảnh của mình để dịch thơ Xuân Quỳnh sang tiếng Anh; nghiên cứu cả phong trào Thơ Mới (1932-1945) Việt Nam và có ý định sẽ sống lâu dài ở Việt Nam.
Chúng tôi đã cố tình giữ nguyên văn phong tiếng-Việt-kiểu-Mỹ (nhưng rất chuẩn) của Zac Herman để bạn đọc có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất. (Ngô Thị KIm Cúc)
Mây bông, thang sậy
Các đám mây đang bay này đều là bông tôi hái trong một cánh đồng cạnh rừng. Quầy bán gia vị Tôi ngồi trên bậc cửa hút thuốc. Thường ngày tôi không hút thuốc nhưng hôm nay trời lạnh đến mức khói cay trong phổi lại hun ấm như lửa trại. Ở đối diện nhà tôi có một quầy hàng nhỏ lợp mái thiếc bán gia vị. Không hiểu vì sao quầy hàng này thường xuyên đóng cửa, và vì sao nó khiến tôi tò mò. Tôi tưởng tượng một người ngồi đó, giữa lối ra vào, bán gia vị từ những lọ to bị lấm bụi đường. Tôi muốn hỏi người ấy một câu hỏi đơn giản như “làm gì đấy?” hoặc “bán gì đấy?”, chưa nghĩ được là sẽ hỏi thêm gì nữa vì thực sự là chắc tôi sẽ không bao giờ có cơ hội hỏi gì cả. Thời gian trôi qua. Tôi mải rít điếu thuốc lá, một hồi lâu thấy hơi khó chịu. Hai mắt nheo lại, hai má hóp vào, vẻ mặt rất trí thức. Dựng cổ áo khoác lên che gió rồi liếc nhìn lại qua đường. Quầy bán gia vị đã mở cửa làm tôi ngạc nhiên. Ở bên trong vẫn chưa bật điện. Chỉ có nắng xám xuyên qua lối vào. Quầy không có một khung cửa sổ nào. Ở giữa lối vào nhỏ hẹp có bóng người đang ngồi trên ghế đẩu. Đôi mắt tôi nhìn chằm chằm bóng người đó và cho rằng người ấy cũng đang nhìn chằm chằm lại tôi. Tro thuốc lá rụng xuống chạm giày. Tôi cúi xuống lau tro. Người di dân thế kỷ 21 Trước đây, khái niệm về một người ở nước ngoài đối với tôi là người mà đã trở nên bất mãn hoặc chỉ đơn giản là chán nản với cuộc sống hiện tại nên họ đã ra đi khỏi đất nước của mình để nhìn thế giới bên ngoài, phiêu lưu hoặc là chỉ để nghỉ hưu. Tôi nghĩ có lẽ tôi nên cám ơn khóa học văn chương tiếng Anh tại trường phổ thông trung học và tác phẩm Mặt trời cũng mọc của Hemingway về cái khái niệm này. Tuy nhiên, sau khi sống tại Việt Nam một năm, tôi đã hiểu hơn nhiều về những người sống ở nước ngoài thông qua các giao tiếp trong công việc, những sự kiện tại địa bàn và qua các kênh truyền thông điện tử đại chúng. Thực tế lại là phần đông lý do họ đến Việt Nam xuất phát từ sự cần thiết hơn là để nghỉ ngơi. Trên rất nhiều blog của những người ở nước ngoài, họ thường đăng sơ yếu lý lịch xin việc và đặt sự an toàn và lợi ích nghề nghiệp trên yếu tố địa điểm sinh sống. Chính vì vậy, bây giờ chúng ta thấy một số lượng gia tăng đối với những người nước ngoài tới Hà Nội làm việc và đối với họ Việt Nam đã trở thành “miền đất hứa”. Những người kinh doanh, đại sứ và những nhà lãnh đạo thường di chuyển cả gia đình họ, kể cả những thú vật cưng kèm theo hàng trăm thùng đồ để có thể tạo lại y nguyên cách sống quen thuộc trên miền đất lạ. Hầu hết các gia đình đều hòa nhập rất nhanh. Những đứa trẻ nắm bắt thứ tiếng mới và đi học tại trường quốc tế. Bố mẹ chúng thì chuyển đến khu vực mà có những người đến từ cùng nơi xuất xứ hoặc ít nhất cũng là cùng gốc gác ngôn ngữ và cứ như thế, cuộc sống được tái tạo trở lại khá bình thường. Chính vì vậy, những người ở nước ngoài là những di dân của thế kỷ 21. Tôi không thể nhận ra điều này cho đến khi tôi nhìn lại nước Mỹ từ phía bên kia quả địa cầu. Ví dụ, cộng đồng Việt Nam tại Mỹ, đặc biệt là California, nơi mà mật độ dân số người Việt rất cao. Hàng trăm ngàn người Việt đã sinh sống và chuyển đổi toàn bộ các thành phố như Garden Grove hay Westminster như là Việt Nam với văn hóa Việt và tiếng Anh cũng không còn cần thiết nữa cho cuộc sống hằng ngày. Siêu thị, trung tâm khám chữa bệnh, cả các bác sĩ nha khoa và luật sư cũng phục vụ theo kiểu dành cho cộng đồng di dân người Việt. Toàn bộ dân số ở đó đều đồng nhất, được xây dựng nên, tạo ra cho và vì những người Việt Nam. Hiện tượng này có xảy ra đối với những người nước ngoài ở Việt Nam, tuy nhiên ở một góc độ nhẹ hơn nhiều. Xung quanh hồ Tây đã trở thành một khu vực của giới thượng lưu đến từ các nước trên thế giới, là nơi quen thuộc của nhà hàng Al Frescos, Le Pub và không gian âm nhạc Hanoi Rock City. Thương mại cũng đang lan tỏa khắp quận Hoàn Kiếm. Một người bất kỳ khi dọn đến Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh không cần biết tiếng Việt để có thể sống thoải mái. Tất nhiên, từ góc độ văn hóa thì cũng có thể nói rằng người nước ngoài sẽ không bao giờ có thể thực sự kết nối với cộng đồng địa phương, và do đó sẽ gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. Nhưng điểm chính ở đây không phải nói đến việc kết nối với cộng đồng hiện hữu mà là thành lập một cái hoàn toàn mới để tránh những khó khăn mà những người mới đến có thể gặp phải. Những người nước ngoài là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam hiện đại và sự ảnh hưởng của họ tiếp tục lớn dần về mọi mặt của đất nước, cũng như là cộng đồng người Việt, Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi và nhiều dân tộc thiểu số khác trên đất Mỹ ngày nay. Người nước ngoài, dù có nhận thức điều này hay không, thì họ vẫn là động lực trên nhiều phương diện của phát triển kinh tế ở Việt Nam, bao gồm các lĩnh vực thương mại, y tế, giáo dục và du lịch. Riêng phần mình, tôi cảm thấy lạc quan với viễn cảnh Việt Nam, trong đó có một phần thành quả do quá trình dung nạp những gì các cư dân quốc tế mang lại. Tôi cũng muốn khuyến khích những bạn bè người nước ngoài nỗ lực hơn để kết nối với láng giềng người Việt của họ. Mặc dù điều này không thực sự cần thiết, cuộc sống sẽ có ý nhiều ý nghĩa hơn. Nông dân đô thị Tôi là nông dân đô thị sống trên mái tòa nhà chung cư 8 tầng. Chính ở đây tôi trồng vườn cả ngày đêm.Cây leo cà chua quấn quanh rào chắn ban công. Mấy quả bí ngô được đặt trên cầu thang. Rễ cây quýt đâm qua vết nứt bồn tắm sứ chứa đầy đất. Những tòa nhà xung quanh nhấp nhô khiến tôi nhớ đến dãy núi Ba Vì. Vòm cây rậm rạp ở dưới như cánh đồng xanh tươi. Các tiếng còi xe trên đường là tiếng những con cò đang kêu, những con chó bị lạc, là những chú trâu gặm cỏ. Lúc buổi đêm tôi thỉnh thoảng nhìn vào cửa sổ những nhà hàng xóm; nhìn thấy họ đi đi lại lại chân đất qua phòng khách nhà mình, nhìn thấy họ xem tivi, hay cho em bé đang khóc ăn, thậm chí nhìn thấy họ nhìn chằm chằm qua cửa sổ về hướng tôi. Khi nào thấy mệt, tôi nằm trên sân thượng ngủ dưới màn trời sao sáng. Sáng nay mọi cây cối đều đứng yên, trời ẩm lắm. Cả đường phố đông rồi, giọng nói công nhân bắt đầu làm việc nổi lên. Những điều này không liên quan đến tôi, không liên quan đến một người nông dân đô thị. Ai biết bay? Tôi đã thử nhiều thứ trong đời mình rồi, nhưng chưa bao giờ thử trở nên vô hình. Tôi cũng đã thử nhiều thứ nhưng chưa thử bay. Đêm qua thử cả hai. Tôi bước ra nhà mình lúc độ 1 giờ sáng, khuya rồi, đi đến bờ hồ Tây. Yên tĩnh; không, lặng ngắt. Hai ba xe máy qua tôi trên phố hẹp, hai ba tia ánh sáng đâm vào đôi mắt. Tôi đứng đấy dựa mình vào rào chắn bị mờ ngắm mãi ra màu đen rộng rãi. Những ngọn đèn đường quanh hồ bên kia tạo thành một ảo ảnh ấm áp. Nó đẹp hơn bên này. Lúc đó tôi trở nên vô hình, nhưng không chỉ lúc đó mà bây giờ nữa. Không ai có thể nhìn thấy tôi. Thành công rồi. Tiếp tục với phần sau nhé. Tôi về nhà lên gác mái nhà. Sau đó nhảy ra. Xe máy và con gà trên đường Láng Tôi vừa dừng xe máy lại bên đường, chưa kịp xuống xe, chưa bỏ mũ. Bỗng tôi nhìn thấy một người đàn ông không mặc áo đang bước đến, tay phải cầm một con gà lủng lẳng, tay trái cầm một cái lồng có khoảng bốn năm con gà con như những cục bông vàng đang chiêm chiếp. “Anh có phải là xe ôm không?”. Người ấy vừa hỏi vừa cười ranh mãnh. Mất vài giây phút tôi nhìn chằm chằm vào hàm răng khè đầy chất nicôtin. Cuối cùng tôi trả lời là không, tất nhiên là không, vì tôi là người nước ngoài. Tôi bị bối rối với một câu hỏi mà đáng lẽ không cần hỏi có thể biết luôn. Người ấy tiếp tục bước qua tôi, vừa cười vừa nói lẩm nhẩm. Đột nhiên xe máy tôi lún xuống vì một cái gì đó nặng và tôi nhận ra người lạ ấy đã ngồi lên xe tôi với cả con gà và lồng nữa. Sau khi hiểu chuyện đùa đó, tôi đồng ý. Thôi được, tôi có thể đưa anh đến nơi cần đi nhưng có phí thì anh chắc không hài lòng. Người ấy cười lại nghiêng rất gần rồi hỏi, “Phí gì đấy?”. “Một con gà”. Z.H |
Bình luận (0)