Hẹn hò nhau lễ xuân, thông qua đó cảm nhận văn hóa truyền thống của dân tộc là một nét đẹp của người VN. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn luôn tồn tại những hình ảnh lặp lại từ năm này qua năm khác khiến thấy mà nản.
Chen chúc, nhích từng centimet
tin liên quan
Sẽ ‘phạt nguội’ cán bộ cướp lộc, ném tiền vào kiệu tại lễ hộiFacebooker đi chùa Hương trong khi chờ nhích từng centimet giữa biển người đã than: “Mình đang gần cửa động 50 m, dự tính 2 giờ nữa sẽ đến nơi. Bên lên bên xuống bên nào cũng tắc”. Thậm chí, những người quen còn lạc nhau, í ới tag hỏi đang đứng nơi đâu giữa rừng người lạ. Không ít cư dân mạng nhìn người lại nghĩ đến ta, thở phào vì “may mà suy nghĩ thấu đáo”, tính qua rằm tháng giêng mới đi lễ. Một bộ phận khác thì kể kinh nghiệm xương máu khi xưa, đi lễ về là phờ phạc. “Đây gọi đi hành xác chứ gọi gì là đi hành hương”, Facebooker bình luận.
Em đi lễ chùa, đừng ăn mặc thế, anh buồn lắm thay!
Cùng với chuyện chen chân “ná thở”, cư dân mạng cũng chia sẻ ảnh chụp một số người mặc đồ hở hang ở các di tích tâm linh. Hầu hết bình luận đều theo chiều phê phán những người chọn kiểu quần áo thiếu trên hở dưới hay mỏng tang, không phù hợp với hoàn cảnh vốn cần lịch sự như đền, chùa (ảnh 2). Họ thẳng thắn chỉ trích: “Nhiều người vô tâm quá hóa vô ý thức. Ở nhà đi chơi các chị mặc sao cũng được, nhưng bước chân vào chùa làm ơn mặc kín kín. Đi chùa cứ như đi bar vậy, sexy hở hang cho ai coi?”.
tin liên quan
Quản lý phải có quy chế rõ ràngBiết rằng “qua một năm ruột rối tơ tằm”, đến chốn tâm linh, ai cũng thành tâm mong “Năm mới nhiều ước vọng chờ mong. May nhiều rủi ít ngóng trông”. Nhưng đúng là chẳng phải ai cũng thật sự hiểu lời dạy của cha ông: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Việc cầu cúng sẽ không có giá trị nếu không gắn liền với thực hành làm việc đạo đức, tốt đẹp trong đời thường.
Bình luận (0)