Ông Putin nói sẵn sàng nhận người Do Thái bị ruồng bỏ ở châu Âu

21/01/2016 15:02 GMT+7

Không còn lo sợ tị nạn nhưng người Do Thái ngày nay đang đối mặt với những cuộc tấn công vì chủ nghĩa dân tộc gia tăng, khiến Tổng thống Nga ra tuyên bố đón họ nếu đến nước Nga.

Không còn lo sợ tị nạn nhưng người Do Thái ngày nay đang đối mặt với những cuộc tấn công vì chủ nghĩa dân tộc gia tăng, khiến Tổng thống Nga ra tuyên bố đón họ nếu đến nước Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói sẵn sàng đón nhận người Do Thái ở châu Âu - Ảnh: ReutersTổng thống Nga Vladimir Putin nói sẵn sàng đón nhận người Do Thái ở châu Âu - Ảnh: Reuters
Trong một buổi gặp mặt những nhà lãnh đạo của Hội đồng Do Thái ở châu Âu (ECJ), Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước Nga sẵn sàng đón nhận những người Do Thái đang sinh sống ở châu Âu nếu họ đến Nga để tránh tấn công khủng bố, Washington Post ngày 20.1 đưa tin.
“Họ (người Do Thái) nên đến nước Nga. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận họ. Họ đã từng rời bỏ Liên Xô, giờ có thể quay về”, ông Putin nói với các lãnh đạo của Hội đồng người Do Thái châu Âu do Chủ tịch Moshe Kantor dẫn đầu nhân chuyến thăm điện Kremlin. Do Thái là một trong những dân tộc được xem là thông minh nhưng luôn là mục tiêu của những vụ ngược đãi từ hàng ngàn năm nay.
Ông Kantor nói với tổng thống Putin rằng cộng đồng người Do Thái đang đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc tồi tệ nhất từ sau Thế chiến thứ II. Họ trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ cực đoan bài Do Thái, di cư và tị nạn Hồi giáo khắp châu Âu, theo hãng tin RT của Nga.
Chủ tịch của ECJ, mà đài RT của Nga gọi tên là Vyacheslav Kantor, cho biết làn sóng bài Do Thái tăng 40% trong vòng 3 năm qua ở châu Âu. Sự gia tăng thù hận này xuất phát từ tình hình kinh tế sụt giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dẫn đến những phong trào bài ngoại và phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một bảo tàng người Do Thái ở Nga - Ảnh: ReutersTổng thống Nga Vladimir Putin trong một bảo tàng người Do Thái ở Nga - Ảnh: Reuters

Các tổ chức cực hữu "mọc lên như nấm" ở Pháp, Đức, Anh, Hy Lạp, Hungary, Thụy Điển và Ý, theo ông Kantor. Hơn nữa, sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở châu Âu tạo ra cuộc di cư lớn của người Do Thái khỏi châu Âu trong khi nhiều quốc gia thành viên của khối này không thể bảo vệ họ.
“Chúng tôi phải bỏ đ không phải chỉ vì những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào cộng đồng Do Thái ở Toulouse, Paris, Marseilles (Pháp), Copenhagen (Đan Mạch) hay Brussels (Bỉ) mà còn vì mối đe dọa trên đường phố châu Âu”, ông Kantor chia sẻ.
Khoảng 10.000 người Do Thái ở châu Âu, phần lớn từ Pháp, nơi có cộng đồng Do Thái đông nhất, di cư về Israel hồi năm 2015, Washington Post dẫn nguồn từ truyền thông của người Do Thái.
Những cuộc tấn công khủng bố đang trở thành nỗi kinh hoàng của cộng đồng này. Vụ tấn công mới nhất xảy ra tuần trước với một thầy giáo người Do Thái ở Marseille (Pháp) làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn đối với những người đội mũ kippa, loại mũ truyền thống của người Do Thái ở nơi công cộng.
RT cho biết, Chủ tịch ECJ xem lời đề nghị của ông Putin như cơ hội cho người Do Thái ở châu Âu, và các nhà lãnh đạo của ECJ sẽ bàn bạc kỹ về vấn đề này.
Trong Thế chiến thứ II, Liên Xô từng cứu hàng trăm ngàn người Do Thái khỏi những cuộc sát hại hàng loạt của Đức Quốc xã. Tuy nhiên, trong những năm 1980, khi cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev mở cửa biên giới, nhiều gia đình Do Thái đã rời bỏ Liên Xô.
Trong khoảng thời gian từ 1989 đến 2006, có hơn 1,6 triệu người Do Thái rời nước Nga để về Israel theo lời kêu gọi của chính phủ nước này, RT cho hay. Cũng có hàng trăm ngàn người Do Thái khác di cư đến châu Âu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.