>> Beyoncé dẫn đầu danh sách đề cử Grammy lần thứ 52 / Giải Grammy thành tựu trọn đời cho Michael Jackson / Nhiều nghệ sĩ trình diễn tại lễ trao giải Grammy
|
6 giải mà Beyoncé nhận được, bao gồm cả giải thưởng lớn Ca khúc của năm cho Single ladies và giải thưởng dành cho Trình diễn giọng nữ pop xuất sắc nhất, còn lại là các giải thuộc dòng nhạc R&B.
Trước đó, vào năm 2004, cô đã thắng 5 giải Grammy với album đầu tay Dangerously in love. Tuy nhiên, cả hai lần cô đều ra về tay trắng tại hạng mục Album của năm.
Năm nay, giải Album của năm được trao cho nữ ca sĩ trẻ Taylor Swift. Vượt qua 4 đối thủ: Keith Urban, Lee Ann Womack, George Strait và the Zac Brown Band, Taylor Swift nhận thêm giải Album country xuất sắc nhất (Fearless). Cô đã nhận 4 giải trên 8 đề cử.
Được đánh giá là gương mặt sẽ tạo bước đột phá, tuy nhiên ca sĩ lập dị Lady Gaga chỉ nhận 2 giải trên tổng số 5 đề cử.
Ban nhạc đồng quê Zac Brown nhận giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất.
|
Trước khi lễ trao giải chính thức bắt đầu, nữ ca sĩ Beyoncé đã tạm thời dẫn đầu danh sách các nghệ sĩ đoạt nhiều giải Grammy 2010 nhất với 4 giải: Ca khúc R&B xuất sắc nhất cho ca khúc hit Single Ladies, Album R&B đương đại xuất sắc nhất cho I Am ... Sasha Fierce, Giọng nữ R&B xuất sắc nhất với bài hát Single Ladies và Trình diễn R&B truyền thống hay nhất cho ca khúc At last, trong phim Cadillac records.
Những nghệ sĩ sớm nhận được giải Grammy như Beyoncé còn có: Taylor Swift, Lady Gaga và Kings of Leon.
Theo kết quả đề cử Grammy lần thứ 52 được công bố hôm 2.12.2009, giải Grammy năm nay có phần nghiêng về phía các nữ ca sĩ, với những ca khúc, album từng “làm mưa làm gió” nhiều tuần liền trên các bảng xếp hạng.
Dẫn đầu danh sách đề cử Grammy 2010 là nữ ca sĩ Beyoncé với 10 đề cử, bao gồm các hạng mục quan trọng: Album của năm (I am... Sasha Fierce), Ca khúc của năm (Single ladies), Ghi âm của năm (Halo)...
Tuy nhiên, người hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ lại chính là nữ ca sĩ nhạc đồng quê 21 tuổi Taylor Swift. Cô có cơ hội nhận 8 giải Grammy với 8 đề cử cũng ở các hạng mục: Album của năm (Fearless), Ca khúc và Ghi âm của năm (You belong with me)…
Năm 2009 là một năm thành công rực rỡ của nữ ca sĩ trẻ Taylor Swift. Cô đã giành được nhiều giải thưởng lớn, trong đó phải kể đến giải Gương mặt của năm tại lễ trao giải thưởng âm nhạc đồng quê Mỹ.
Với 5 đề cử, ca sĩ lập dị Lady Gaga sẽ là đối thủ đáng gờm của Beyoncé và Taylor Swift. Cô cũng nhận được đề cử ở ba hạng mục quan trọng nhất của giải Grammy: Album của năm (The fame), Ghi âm và Ca khúc của năm (Poker face).
Một số nghệ sĩ khác cũng có cơ hội giành được nhiều giải Grammy trong năm nay là: The Black Eyed Peas, Maxwell, Kanye West (cùng nhận được 6 đề cử), Jay-Z, DJ David Guetta (cùng nhận được 5 đề cử)…
Theo công bố của ban tổ chức, nữ ca sĩ Beyoncé, Taylor Swift, ca sĩ R&B Maxwell, nhóm nhạc Black Eyed Peas, ban nhạc đồng quê Lady Antebellum… sẽ trình diễn tại lễ trao giải Grammy năm nay.
Toàn bộ giải thưởng Grammy 2010
4 giải thưởng lớn
- Thu âm của năm: Kings Of Leon (Use somebody)
- Album của năm: Taylor Swift (Fearless).
- Ca khúc của năm: Beyoncé (Single ladies)
- Nghệ sĩ mới xuất sắc: Nhóm Zac Brown
Pop
- Album giọng pop xuất sắc: The Black Eyed Peas (The E.N.D.)
- Trình diễn giọng nam pop xuất sắc: Jason Mraz (Make it mine)
- Trình diễn giọng nữ pop xuất sắc: Beyoncé (Single ladies)
- Trình diễn giọng pop xuất sắc dành cho song ca/nhóm nhạc: The Black Eyed Peas (I gotta feeling)
- Hợp tác pop hiệu quả: Jason Mraz & Colbie Caillat (Lucky)
- Trình diễn nhạc khí pop xuất sắc: Béla Fleck (Throw down your heart)
- Album nhạc khí pop xuất sắc: Booker T. Jones (Potato hole)
- Album giọng pop truyền thống xuất sắc: Michael Bublé (Michael Bublé meets Madison Square garden)
- Album pop latin xuất sắc: La Quinta Estacion (Sin Frenos)
Rock
- Album rock xuất sắc: Green Day (21st Century Breakdown)
- Ca khúc rock hay nhất: Kings of Leon (Use somebody)
- Album alternative xuất sắc: Phoenix (Wolfgang Amadeus Phoenix
- Trình diễn giọng rock solo xuất sắc: Bruce Springsteen (Working on a dream)
- Trình diễn giọng rock xuất sắc dành cho song ca/nhóm nhạc: Kings Of Leon (Use somebody)
- Trình diễn hard rock xuất sắc: AC/DC (War machine)
- Trình diễn metal xuất sắc: Judas Priest (Dissident aggressor)
- Trình diễn nhạc khí rock xuất sắc: Jeff Beck (A day in the life)
- Trình diễn urban/alternative xuất sắc: India.Arie & Dobet Gnahore (Pearls)
R&B
- Album R&B xuất sắc: Maxwell (BLACKsummers'night)
- Ca khúc R&B xuất sắc: Beyonce Knowles (Single ladies)
- Trình diễn giọng nữ R&B xuất sắc: Beyoncé (Single ladies)
- Trình diễn giọng nam R&B xuất sắc: Maxwell (Pretty wings)
- Trình diễn R&B xuất sắc dành cho song ca/nhóm nhạc: Jamie Foxx và T-Pain (Blame it)
- Trình diễn giọng R&B truyền thống xuất sắc: Beyoncé (At last)
- Album R&B đương đại xuất sắc: Beyoncé (I am... Sasha Fierce)
Rap
- Album rap xuất sắc: Eminem (Relapse)
- Ca khúc rap hay nhất: Jay-Z, Rihanna và Kanye West (Run this town)
- Trình diễn rap solo xuất sắc: Jay-Z (D.O.A. - Death of auto-tune)
- Trình diễn rap xuất sắc dành cho song ca/nhóm nhạc: Eminem, Dr. Dre và 50 Cent (Crack a bottle)
Country
- Ca khúc country hay nhất: Taylor Swift (White horse)
- Trình diễn giọng nữ country xuất sắc: Taylor Swift (White horse)
- Trình diễn giọng nam country xuất sắc: Keith Urban (Sweet thing)
- Hợp tác country hiệu quả: Carrie Underwood và Randy Travis (I told you so)
- Trình diễn nhạc khí country xuất sắc: Steve Wariner (Producer's Medley)
Jazz
- Album jazz đương đại xuất sắc: Joe Zawinul & The Zawinul Syndicate (75)
- Album giọng jazz xuất sắc: Kurt Elling (Dedicated To You: Kurt Elling Sings The Music Of Coltrane And Hartman)
- Ngẫu hứng jazz solo xuất sắc: Terence Blanchard (Dancin' 4 chicken)
- Album nhạc khí jazz xuất sắc dành cho cá nhân/nhóm nhạc: Chick Corea và John McLaughlin Five Peace Band (Five peace band - Live)
- Album đồng diễn jazz xuất sắc: New Orleans Jazz Orchestra (Book one)
- Album jazz latin xuất sắc: Bebo Valdés và Chucho Valdés (Juntos Para Siempre)
Dance
- Thu âm dance xuất sắc: Lady Gaga (Poker face)
- Album dance electronic xuất sắc: Lady Gaga (The fame)
Nhạc cổ điển
- Album cổ điển xuất sắc: Mahler: Symphony No. 8; Adagio from Symphony No. 10
Nhạc thánh ca
- Trình diễn gospel xuất sắc: Donnie McClurkin (Wait on the lord)
- Ca khúc gospel xuất sắc: Erica Campbell, Tina Campbell và Warryn Campbell (God in me)
- Album gospel rap/rock xuất sắc: Third day (Live Revelations)
- Album gospel pop đương đại xuất sắc: Israel Houghton (The power of one)
- Album gospel truyền thống xuất sắc: Oh happy day
- Album gospel R&B đương đại xuất sắc: Heather Headley (Audience of one)
Một số giải thưởng khác
- Album thời đại mới xuất sắc: David Darling (Prayer for compassion)
- Album blue đương đại xuất sắc: The Derek Trucks Band (Already free)
- Album folk truyền thống xuất sắc: Loudon Wainwright III (High Wide & Handsome: The Charlie Poole Project)
- Album folk đương đại xuất sắc: Steve Earle (Townes)
Vài nét về giải Grammy
Giải Grammy được thành lập từ năm 1958 bởi Viện thu âm nghệ thuật và khoa học quốc gia Mỹ nhằm tôn vinh những thành tựu xuất sắc trong nghành công nghiệp thu âm.
Đây được coi là giải thưởng danh giá nhất thế giới trong lĩnh vực âm nhạc, tương đương với giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh.
Lễ trao giải thưởng Grammy thường diễn ra vào tháng 2 hằng năm. Các đề cử được thông báo trước đó khoảng 2 tháng.
Kỷ lục Grammy
Người đoạt nhiều giải Grammy nhất: Sir Georg Solti, người Anh, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Chicago. Ông đã đoạt tổng cộng 31 giải/74 đề cử trước khi mất vào năm 1997.
Nam nghệ sĩ đoạt nhiều giải Grammy nhất: Stevie Wonder. Ông đã thắng 22 giải, trong đó không tính giải Thành tựu sự nghiệp. Ông cũng là nghệ sĩ duy nhất đã đoạt 3 giải Album của năm.
Nữ nghệ sĩ đoạt nhiều giải Grammy nhất: Alison Krauss, ca sĩ/nhạc sĩ, nhà sản xuất nhạc đồng quê đã giành tới 26 giải.
Nam nghệ sĩ đoạt nhiều giải nhất trong một năm: Michael Jackson đã thắng 8 giải năm 1984 với album kinh điển Thriller. Năm 2000, ca sĩ Carlos Santana cũng đạt được thành tích này.
Nữ nghệ sĩ đoạt nhiều giải nhất trong một năm: 5 nữ nghệ sĩ đã thắng 5 giải Grammy trong một năm. Đó là Lauryn Hill năm 1999, Alicia Keys năm 2002, Norah Jones năm 2003, Beyonce năm 2004 và Amy Winehouse năm 2008.
Nghệ sĩ giành 4 giải lớn: Cho tới nay chỉ có duy nhất Christopher Cross đã thắng 4 giải quan trọng nhất (bao gồm: Thu âm của năm, Album của năm, Bài hát của năm và Nghệ sĩ mới xuất sắc) vào năm 1981.
Nghệ sĩ đoạt giải trẻ nhất: Năm 1997, LeAnn Rimes đoạt giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất khi cô mới 14 tuổi, phá kỷ lục của David L. Cook khi anh cũng đoạt giải này năm 16 tuổi.
Nghệ sĩ đoạt nhiều giải Trình diễn giọng nữ R&B xuất sắc nhất: "Nữ hoàng nhạc soul" Aretha Franklin đã 11 lần giành giải Grammy ở hạng mục này, trong đó 8 giải bà đạt được trong 8 năm liên tiếp.
Phương Thi
Bình luận (0)