Lời nói đôi khi có thể gây thương tổn hơn cả nắm đấm hay gậy gộc. Nhiều CĐV tại châu u đã tận dụng tối đa thứ "vũ khí" này để tạo nên phong trào bài ngoại và phân biệt chủng tộc
Từ "thánh địa" thành "nơi đáng quên"
Nhắc đến bóng đá châu u không thể không bàn về giải La Liga của Tây Ban Nha hay Serie A của Ý. "Mật độ" sao dày đặc, có nhiều CLB truyền thống lâu đời, nổi tiếng chơi hay, đá đẹp... Nhưng Tây Ban Nha và Ý hiện cũng đang rất "nổi tai tiếng" về nạn phân biệt chủng tộc từ các CĐV, vượt qua cả "đàn anh" Anh và Pháp. Gần đây nhất là vụ CĐV Juventus hô hào, lăng nhục tiền đạo gốc Ghana, Mario Balotelli của Inter Milan trong trận đấu vào tháng 12.2009.
"Thánh địa" Bernabeu, nơi ghi lại lịch sử đầy hào quang của đội Real Madrid, cũng chính là chỗ mà rất nhiều cầu thủ gốc ngoại muốn xóa hẳn khỏi ký ức. Từ trong nước đến quốc tế, các cầu thủ gốc Phi hoặc gốc Mỹ Latin của đội khách khi thi đấu tại Bernabeu rất hay bị CĐV của Real Madrid lăng mạ, la ó, huýt sáo phản đối về nguồn gốc của mình. Cũng vì lý do này mà HLV Fabio Capello của đội tuyển Anh đã từng chối đấu giao hữu với đội tuyển Tây Ban Nha tại sân Bernabeu hồi đầu năm 2009, trận đấu sau đó đã được dời sang sân của Sevilla. Phía Tây Ban Nha cũng không thể bắt bẻ được đòi hỏi của HLV Capello vì trước đó 4 năm, tháng 11.2004, trong trận đấu với đội tuyển xứ bò tót trên sân Bernabeu, các cầu thủ Anh da màu như Ashley Cole, Rio Ferdinand và Shaun Wright-Phillips đã bị các CĐV nhục mạ, la ó phản đối rất nặng nề, lời lẽ sặc mùi phân biệt chủng tộc.
Hình ảnh xấu tại các giải thể thao đã phần nào phản ánh tệ nạn xã hội hiện nay tại các quốc gia châu u. Theo nhà xã hội học Patrick Mignon, giáo sư của trường Khoa học xã hội EHESS (Pháp) và chuyên gia của Viện thể thao và giáo dục thể chất Pháp (INSEP), tình trạng phân biệt chủng tộc đang ở giai đoạn cao trào ở Ý và Tây Ban Nha, thể hiện rõ ràng nhất là từ hàng ghế khán đài trong các môn thể thao. Hai nước này, từ chỗ là nơi dân chúng di cư ra nước ngoài để làm việc, nay lại là "bến đỗ" của các dòng nhập cư.
Nguồn gốc xã hội…
Không chỉ trong bóng đá, nạn phân biệt chủng tộc còn "ngấm ngầm" xuất hiện ở nhiều môn thể thao khác. Các VĐV Phi châu hoặc có gốc Phi châu hiện đang thống trị môn điền kinh của thế giới, đặc biệt là ở cự ly ngắn. Lần cuối cùng một nam VĐV da trắng đoạt HCV Olympic 100m là Olympic Moscow năm 1980 (VĐV người Scotland Allan Wells). Tại các nước Anh, Mỹ, Pháp, thành viên đội tuyển điền kinh đa phần là người gốc Phi. Có nhiều cách giải thích hiện tượng này.
Không chỉ trong bóng đá, nạn phân biệt chủng tộc còn "ngấm ngầm" xuất hiện ở nhiều môn thể thao khác ở châu u
|
|
Chuyên gia hàng đầu của Anh về lĩnh vực phân biệt chủng tộc trong thể thao, nhà xã hội học Ben Carrington, giáo sư của đại học Brighton bày tỏ quan điểm: "Người da đen tham gia môn điền kinh nhiều một phần vì họ ít được tạo cơ hội trong những lĩnh vực khác". Ông cho rằng trẻ em da đen, ngay khi còn học trong trường thường đã được "hướng nghiệp" để đi theo con đường thể thao chuyên nghiệp, đặc biệt là điền kinh vì "rất có năng khiếu". Vấn đề ở chỗ, chuyện "có năng khiếu" ở đây không hoàn toàn mang nghĩa tích cực, đằng sau lời khen tặng đó là hàm ý "dân da đen chỉ giỏi chuyện cơ bắp, không làm ăn gì khác được". Nhiều bình luận viên thể thao cũng có xu hướng nhấn mạnh yếu tố sức mạnh thể chất của các VĐV da đen và đề cao "tư duy chiến thuật" khi bàn về một VĐV da trắng.
Giáo sư Carrington bác bỏ cách giải thích theo chiều hướng sinh học này: "Ngày nay chúng ta biết cơ thể con người có khoảng 100.000 gien mà trong đó chỉ có dưới 10 gien liên quan đến việc khác biệt màu da. Sự khác biệt này chủ yếu do điều kiện địa lý. Chẳng có ai bảo dân lao động da trắng ở Anh có gien... bi-da và phóng phi tiêu hoặc người Canada có gien... hockey trên băng. Vậy mà mỗi khi một người da đen vô địch điền kinh, người ta lại cứ khẳng định đó là do di truyền!".
Trước sự "lấn sân" của nạn phân biệt chủng tộc vào môi trường thể thao ở phương Tây, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để cải thiện vấn đề. Các quốc gia châu u hiện đã ra nhiều quy định, thậm chí ban hành luật lệ chống lại các hành vi, biểu hiện phân biệt chủng tộc. Từ năm 2003, cứ 3 năm một lần, UEFA tổ chức Diễn đàn liên u "Đồng lòng chống phân biệt chủng tộc". Tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc cũng thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề đa dạng văn hóa, chống phân biệt chủng tộc trong thể thao dành cho giới trẻ. Hy vọng rằng với những hành động thiết thực này, thể thao sẽ đẩy lùi được cái bóng u ám của nạn phân biệt chủng tộc.
Xin mượn tạm lời của văn sĩ kiêm khoa học gia người Pháp Buffon (1707-1788) thay cho lời kết: "Người da trắng ở châu u, da đen ở châu Phi hay da vàng ở châu Á, cũng chỉ là một loài người duy nhất và được khí hậu nhuộm màu".
Tại Ý, nạn phân biệt chủng tộc rất nặng và điều này ảnh hưởng lớn đến cách hành xử của CĐV trên khán đài. Roma và Lazio là hai đội bóng cùng đóng đại bản doanh tại thủ đô. Roma là của những người cánh tả còn Lazio nghiêng về cánh hữu, rất ghét CĐV da màu. Khi Roma sử dụng một cầu thủ da màu, CĐV Lazio trương cái biển to tướng ghi dòng chữ: “Roma, đội bóng toàn da đen”. Việc này khiến ban lãnh đạo Lazio xấu hổ và sau đó họ phá lệ mua một cầu thủ da đen về để chứng tỏ họ không phân biệt màu da. Kết quả, các CĐV cực hữu của Lazio tẩy chay luôn cả cầu thủ da đen đội nhà. Nhật Minh |
Ý kiến Tôi có con trai đang du học ở Anh, cháu cũng rất mê bóng đá nhưng tôi cứ phải thường xuyên nhắc chừng là dù có mê cách mấy cũng nên ngồi nhà xem ti-vi hoặc cùng lắm là ra những nơi có màn ảnh rộng để xem cùng bạn bè thôi, chứ đi ra sân bóng xem trực tiếp nguy hiểm lắm. Văn hóa cổ động nói chung ở đâu cũng gặp vấn đề, không riêng gì ở Việt Nam. Tôi thấy nước mình dân chúng đi cổ động bóng đá vậy cũng được xem là… “hiền” rồi, rất có nhiệt huyết và ít xảy ra đánh nhau hay chém giết như ở nước ngoài._NGUYỄN KHANH, 46 tuổi (0909197…) |
Nguyễn Ngọc Lan Chi
Bình luận (0)